Các Khu bảo vệ và Đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 87 - 88)

4. THÔNG TIN CƠ Sở Về MÔI TRƯờNG

4.7Các Khu bảo vệ và Đa dạng sinh học

Năm 1992, Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới phân hạng Việt Nam là một trong số 16 nước

đa dạng về mặt sinh thái cao nhất trên thế giới. Tính đa dạng sinh học của Việt Nam được đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học của nhiều loài – 295 loài động vật có vú (Can et al., 2008), 828 loài chim (Võ Qúy và Nguyễn Cử, 1995), 296 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư (Nguyễn Văn Sáng và cộng sự, 2005) và hơn 700 loài cá nước ngọt cùng 15.000 loài động vật đã được xác định (Nguyễn Thìn, 2005). Hàng năm nhiều loài mới vẫn được phát hiện. Rừng tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú các loài động, thực vật đặc hữu, bao gồm 100 loài và phân loài chim (Võ Qúy và Nguyễn Cử, 1995), 88 loài và phân loài động vật có vú (Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008) và khoảng 20% loài cây (Thìn, 2005).

Nhà máy Thuỷđiện Trung Sơn (TSHPP) nằm trong vùng đệm giữa vùng sinh thái Trường Sơn và Cao nguyên phía Bắc. Vùng sinh thái Trường Sơn là một trong 200 vùng sinh thái tầm cỡ

thế giới của WWF, đặc trưng bởi các giá trị đa dạng sinh học nổi bật nhất trên thế giới và là

điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới (Baltzer et al. 2001; Tordoff et al. 2003). Cao nguyên phía Bắc cũng có các trung tâm đa dạng sinh học với một số lượng lớn các loài có giá trị bảo tồn cao (BAP, 1994). Tầm quan trọng của vùng sinh thái trong mối liên hệ với các Khu bảo vệ sẽđược thảo luận chi tiết trong đoạn cuối của phần này.

Có 3 Khu bảo tồn Thiên nhiên (NR) nằm trong khu vực TSHPP: Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu (thuộc tỉnh Thanh Hoá), Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (thuộc tỉnh Sơn La) và Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kía– Pà Cò (thuộc tỉnh Hoà Bình).Bản đồ 4-2 hiển thị vị trí của ba khu bảo tồn thiên nhiên trong khu vực TSHPP. Tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên này được đặc trưng bởi các khu rừng thường xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới với các giá trịđa dạng sinh học cao (PECC4, 2008a).

| P a g e 88

Bản đồ 4-2: Vị trí của Các Khu Bảo tồn Thiên nhiên trong lưu vực Nhà máy Thuỷ điện Trung Sơn

Các nghiên cứu sơ bộđã xác định được 9 kiểu thảm thực vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên này. Có 936 loài cây có mạch, 79 loài động vật có vú, 258 loài chim, 30 loài lưỡng cư. Theo Tầm quan trọng Bảo tồn Quốc tế và Quốc gia, có tổng số 216 loài được xem là các loài được xếp vào nhóm nguy cấp (Danh sách đầy đủ có tại PATB, 2008); 41 loài thực vật và 33 loài động vật được xem là thuộc nhóm nguy cấp trên phạm vi toàn thế giới; 93 loài thực vật và 5 loài

động vật được xác định trong các khu bảo tồn thiên nhiên là các loài đặc hữu của Việt Nam (PATB, 2008).

Các đặc điểm đặc trưng của ba Khu bảo tồn thiên nhiên được giới thiệu trong Bảng 4-26. Pù Hu là khu bảo tồn thiên nhiên rộng nhất trong khu vực TSHPP và khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha có diện tích vùng đệm lớn nhất. Hiệp hội Bảo tồn Thế giới / Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã liệt kê ba khu bảo tồn thiên nhiên này vào lớp (các khu vực hoang dã).

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 87 - 88)