II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn của
2. Đảm bảo đủ giống có chất lượng cao
Giống lợn là yếu tố hàng đầu quyết định về năng suất cũng như chất lượng
của lợn nuôi. Do Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam chưa tự sản xuất ra giống lợn
tốt mà phải nhập từ nước ngoài với giá thành cao. Chính vì vậy nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để Tổng công ty có được giống lợn tốt đưa vào chăn nuôi.
Trước hết cần lựa chọn một số chủng loại lợn (nội hoặc ngoại) chỉ để phục
vụ cho xuất khẩu. Bởi vì con giống là khâu đầu tiên có tính quyết định việc cải tạo đàn lợn, nên nhiều nước đã đầu tư vào khâu lai giống và nhân giống lợn có hiệu
suất cao (Nhiều nạc, ít mỡ, tăng trọng nhanh, miễn dịch tốt…)
Nhà nước không độc quyền sản xuất lợn giống, nhưng phải quản lý chặt chẽ
việc nhập khẩu va lai tạo giống theo một chính sách thống nhất trên cơ sở kết quả
nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại, bảo quản đàn lợn được phát
thuộc các thành phần kinh tế trong nước và đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tham gia trong lĩnh vực này phải tuân thủ chính sách đó và chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước có liên quan. Mặt khác, Nhà nước cần củng cố xây dựng một số cơ sở
(trại hoặc trung tâm) lợn giống do nhà nước đầu tư và trực tiếp quản lý, bảo đảm các cơ sở này hoạt động có chất lượng và tín nhiệm, vừa là lực lượng nòng cốt có
tác dụng hướng dẫn và chi phối, điều tiết các cơ sở khác thực hiện chính sách cải
tạo đàn lợn trong cả nước theo chính sách và quy hoạch chung. Đồng thời là lực lượng cung cấp giống lợn chủ yếu cho vùng chăn nuôi tập trung và xuất khẩu.
Nếu có được giống lợn tốt, đàn lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam sẽ tăng nhanh với chất lượng cao, nhiều nạc, ít mỡ, tăng trọng nhanh, miễn dịch tốt…
và vì thế, chất lượng thịt lợn của Tổng công ty sẽ tăng cao và Tổng công ty sẽ tìm cho mình một vị trí vững vàng trên thị trường thế giới.