Môi trường kinh tế và công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam . pdf (Trang 30 - 32)

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1. Các nhân tố khách quan

1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này

quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này

đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ

khác nhau và thậm chí, dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố quan trọng của môi trường này và tác động của nó đến cơ hội

kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tiềm năng của nền kinh tế.

Yếu tố tổng quát, phản ảnh các nguồn lực có thể được huy động và chất lượng của nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia...

Liên quan đến các định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của

doanh nghiệp.

* Các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

Tác động đến sự thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát

triển của doanh nghiệp.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( + / -).

Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hoặc từng ngành. Liên quan trực tiếp/gián tiếp đến khả năng tăng trưởng/giảm thiểu, mở rộng/thu hẹp quy

mô của từng doanh nghiệp.

Ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu nhập, tích luỹ, kích thích hoặc kìm hãm

tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng...

* Hoạt động ngoại thương, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế.

Tác động mạnh đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện

của cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia và thế giới về công nghệ

nguồn vốn, hàng hoá, mở rộng quy mô hoạt động...

* Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia (nội tệ)

Độ ổn định của đồng tiền nội tệ, xu hướng tăng giảm giá của đồng nội tệ,

việc lựa chọn ngoại tệ, trong giao dịch thương mại... ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của một chiến lược và từng thương vụ cụ thể.

* Hệ thống thuế, mức độ hoàn thiện và thực thi.

Liên quan đến sự “công bằng” trong cạnh tranh, thể hiện hướng ưu tiên

phát triển trong nền kinh tế và cần được xem xét khi đánh giá cơ hội kinh doanh.

* Mức độ toàn dụng nhân công (0% thất nghiệp).

Liên quan đến nguồn lực lao động, chi phí nhân công, thu nhập của tầng

lớp xã hội, ảnh hưởng đến xu hướng tiêu thụ của các tầng lớp dân cư...

* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế.

Các điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh. Một mặt tạo cơ sở cho kinh

doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế hoặc cung cấp

các sản phẩm để phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, hạn chế khả năng đầu tư,

phát triển kinh doanh. Ảnh hưởng cả đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của

doanh nghiệp.

* Trình độ trang thiết bị kỹ thuật/công nghệ của ngành/nền kinh tế.

Liên quan đến mức độ tiên tiến/trung bình/lạc hậu của công nghệ và trang bị đang được sử dụng trong nền kinh tế/ngành kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến

yêu cầu đổi mới công nghệ trang thiết bị; khả năng sản xuất sản phẩm với các

cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp

* Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nền kinh tế/ngành kinh tế.

Phản ảnh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ

quản lý... liên quan đến đổi mới sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, khả năng

cạnh tranh có tính tiên phong.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam . pdf (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)