Môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam . pdf (Trang 32 - 35)

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

1. Các nhân tố khách quan

1.4. Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu

quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng và đúng luật là nhiệm vụ của Chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra các cơ

hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu các doanh nghiệp

phải luôn vươn lên phía trước “vượt qua đối thủ”. Điều kiện để cạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để “Vượt lên phía

trước” tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh càng phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh

doanh nghiệp.

* Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường.

Các quan điểm khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, vai trò và khả năng

của Chính phủ trong việc điều khiển cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và

ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh... có liên quan đến quá trình đánh giá cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh.

* Số lượng đối thủ.

Bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản

phẩm có khả năng thay thế) là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh

trên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp sẽ tham gia. Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thị trường:

-Trạng thái thị trường cạnh tranh thuần tuý:

Rất nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và có sản phẩm đồng nhất (tương tự).

Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặt giá.

Có một số đối thủ có quy mô lớn của thị trường đưa ra bán sản phẩm đồng nhất cơ bản. Giá được xác định theo thị trường, đôi khi có thể có khả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp.

-Trạng thái thị trường cạnh tranh độc quyền:

Có một số ít đối thủ có quy mô lớn (nhỏ) đưa ra bán các sản phẩm khác nhau (không đồng nhất) dưới con mắt của khách hàng. Doanh nghiệp có khả

năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn toàn tuỳ ý mình. -Trạng thái thị trường độc quyền:

Chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường. Không có đối thủ cạnh tranh. Hoàn toàn có quyền định giá.

Trạng thái của thị trường gợi ý về lựa chọn chiếnlược cạnh tranh khi xem

xét vị thế của doanh nghiệp.

* Ưu nhược điểm của đối thủ:

Liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối thủ trên thị trường: Quy mô thị

phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật - công nghệ, tổ chức - quản lý, lợi

thế cạnh tranh, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp, mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hoá... Qua đó, xác định vị thế của đối thủ và doanh nghiệp tên thị trường doanh nghiệp dẫn đầu/doanh nghiệp thách thức/doanh nghiệp theo sau

(núp bóng/doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường) để xác định chiến lược cạnh tranh thích ứng.

* Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ:

Liên quan đến mục tiêu/giải pháp và cách thức cạnh tranh của từng doanh

nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược cạnh tranh

khác nhau. Nhưng thông thường, chiến lược cạnh tranh được xây dựng dựa theo

vị thế của nó trên thị trường.

- Doanh nghiệp dẫn đầu: Có thể chọn mục tiêu:

+ Tăng trưởng nhanh và tập trung quan tâm đến mở rộng quy mô toàn thị trường bằng cách thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu tìm công dụng mới của

sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm trong 1 lần sử dụng, hoặc tăng thị phần trên thị trường hiện tại.

+ Tăng trưởng ổn định và tập trung quan tâm đến yêu cầu bảo vệ thị phần

hiện có, chống sự xâm nhập của đối thủ. Trong trường hợp này, có thể sử dụng

các chiến lược:

Chiến lược đổi mới: Phát triển các loại sản phẩm mới, dịch vụ và cách thức

phân phối mới để duy trì vị trí đứng đầu ngành chống lại ý đồ tương ứng của đối

thủ.

Chiến lược củng cố: Chủ động bảo toàn sức mạnh trên thị trường dựa vào việc chú trọng giữ mức giá hợp lý, đưa ra sản phẩm với quy mô, hình thức, mẫu

mã mới.

Chiến lược đối đầu: Đảm bảo khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt và trực

tiếp trước đối thủ thách thức thông qua “chiến tranh” giá cả, khuyễn mãi hoặc

giành giật đại lý...

Chiến lược quấy nhiễu: Cố ý tác động tiêu cực đến người cung ứng hoặc người tiêu thụ để làm giảm uy tín hoặc hình ảnh của đối thủ cạnh tranh.

- Doanh nghiệp thách thức:

Chiếm vị thế thứ 2 trên thị trường. Thường lựa chọn mục tiêu tăng trưởng

nhanh ở cấp Công ty, thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung, có lợi thế cạnh

tranh mạnh và có khả năng kiên trì theo đuổi mục tiêu, có khả năng giành thị

phần của doanh nghiệp đứng đầu hoặc thâu tóm thị phần của các doanh nghiệp

nhỏ, yếu hơn. Trong trường hợp không đối đầu trực tiếp, có thể dùng chiến lược “bao vây” (đánh chặn) để giành phần. Cách thức sử dụng trong chiến lược cạnh tranh thường được nhắc đến (với tư cách là quan trọng nhất) là:

+ Giữ giá ở mức thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

+ Đổi mới (cải tiến) sản phẩm, kích thích nhu cầu mới.

+ Hoàn thiện dịch vụ: cách thức giao hàng, bán hàng. + Hoàn thiện mạng lưới phân phối, lực lượng bán hàng.

+ Tăng cường xúc tiến bán hàng, quảng cáo...

- Doanh nghiệp theo sau (núp bóng).

Có vị thế trung bình yếu trên thị trường. Không muốn và không có khả năng thách thức (đối đầu trực diện) với doanh nghiệp đứng đầu thị trường. Thị

phần thường nhỏ hơn doanh nghiệp đứng đầu. Chú trọng đến việc bảo vệ thị

phần hiện tại của doanh nghiệp bằng cách giữ vững khách hàng hiện tại hoặc mở

- Doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.

Chưa xác định được vị trí đảm bảo yêu cầu an toàn, đang tìm cách khai thác các vị trí nhỏ, “kẽ hở” cơn “sốt” lại trên thị trường mà các doanh nghiệp lớn

bỏ qua hoặc chưa khai thác tốt để “lách” vào thị trường. Tập trung vào hướng

phát triển chuyên doanh theo đặc điểm khách hàng, mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc khu vực địa lý...

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam . pdf (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)