III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Các nhân tố khách quan
1.5. Môi trường địa lý sinh thái
Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh
doanh còn các yếu tố thuộc môi trường địa lý và sinh thái. Các yếu tố địa lý từ lâu đã được nghiên cứu và xem xét để có kết luận về cách thức và hiệu quả kinh
doanh. Các yếu tố thuộc vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường tự nhien ngày nay rất được xem trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các cơ hội kinh doanh (bán
hàng) của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan
đến vấn đề phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Những yếu tố cơ bản cần quan
tâm nghiên cứu gồm:
* Vị trí địa lý:
Địa điểm có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại
của doanh nghiệp:
-Khoảng cách (không gian) khi liên hẹ với các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục. Liên quan đến sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển, khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp.
-Khoảng cách (không gian) với các nguồn cung cấp hàng hoá, lao động,
nguyên liệu cho doanh nghiệp. Liên quan đến các chi phí đầu vào và giá thành. -Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch/mua bán của khách hàng: nơi tập trung dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp... liên quan đến sự chú ý của khách hàng đặc biệt trong bán lẻ...
* Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ:
Ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu
về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng, các yêu cầu về sự phù hợp
của sản phẩm, vấn đề dự trữ, bảo quản hàng hoá, tính đa dạng theo hướng
* Các vấn đề cân bằng sinh thái ô nhiễm môi trường:
Liên quan đến mối quan tâm của con người về môi trường và những hiện tượng bất thường của khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu phát
triển bền vững. Mối liên hệ giữa tính tự nhiên của xã hội về bảo vệ thiên nhiên tự nhiên bao quanh con người, sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên
nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ
hôị kinh doanh, vừa mở ra khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
xoay quanh yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên.
-Tăng chi phí sản xuất /kinh doanh: Yêu cầu về trang thiết bị xử lý chất
thải, chống ô nhiễm.
-Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có khả năng giảm thiếu hệ
số ô nhiễm thay thế các sản phẩm cũ.
-Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm chống ô nhiễm.
-Hạn chế/giảm/cấm sử dụng một số sản phẩm thuộc tài nguyên thiên nhiên (gỗ, động vật quý hiếm...), sản phẩm hoá chất (CFO, thuốc diệt cỏ...)