III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thịt lợn củaTổng Công ty chăn nuôi Việt
3. Nguyên nhân của những tồn tại
3.1. Nguyên nhân chủ quan.
- Hoạt động chăn nuôi đàn lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 90%
vẫn là chăn nuôi truyền thống theo kỹ thuật thủ công, qui mô nhỏ do đó chất lượng thịt lợn thấp, ít nạc, nhiều mỡ, khó tránh khỏi được bệnh dịch. Chăn nuôi
hàng hoá theo quy mô trang trại và công nghiệp mới bắt đầu khởi sắc nhưng chưa nhiều.
- Công nghiệp giết mổ, chế biến lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp đạt
trình độ quốc tế, mới chỉ có thể chế biến được thịt lợn đông lạnh để xuất khẩu chưa có thiết bị chế biến phụ phẩm và sản phẩm cao cấp. Giá trị được gia tăng
qua khâu chế biến còn thấp; hệ thống vệ sinh thú y của tổng công ty chưa đảm
bảo, chưa đủ năng lực phòng chống dịch bệnh và đào tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu và tạo uy tín với thị trường nhập khẩu. Việt Nam chưa
có hoạt động về vệ sinh thú y chính thức với Hồng Kông nên lượng thịt lợn xuất
khẩu sang Hồng Kông bị khống chế cho từng chuyến giao hàng đối với từng thương nhân. Thủ tục xuất khẩu sang Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát chặt
chẽ hơn.
- Tổng công ty chưa có chiến lược tiếp thị, nghiên cứu thị trường tiêu thụ
sản phẩm thịt lợn ở trong và ngoài nước. Ở thị trường nước ngoài, sản phẩm thịt
lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam chưa tiếp cậnđược thị trường tiêu thụ
lớn do giá thành cao và chất lượng thấp. Riêng thị trường Nga, sản phẩm nước
ta có thể tiếp cận được, nhưng lại vướng mắc về cơ chế thanh toán trả chậm 6 tháng và chưa có ngân hàng nào có khả năng bảo lãnh, đang còn lúng túng nên
chưa thể xuất khẩu được khối lượng lớn.
- Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước cho năng suất thấp nhưng
giá cả lại cao. Nguyên liệu nhập về thì phải chịu thuế cao và nhiều chi phí cho
nên giá rất cao. Do vậy mà giá thức ăn chăn nuôi của Tổng công ty cao hơn 20 - 25% so với khu vực. Điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của
Tổng công ty đều cao hơn các nước xuất khẩu khác từ 20-25%.
- Tiềm năng các mặt của Tổng công ty trong đó có tài chính là không đủ
mạnh để hỗ trợ can thiệp khi cần thiết giúp vượt qua tình huống khó khăn. Vốn
liếng không nhiều nhưng lại phân tán mạnh mún, đang tồn tại tình trạng nợ nần
thua lỗ, nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối ở một số doanh nghiệp.
3.2. Nguyên nhân khách quan.
- Ở nước ta diễn biến thời tiết xấu thất thường, dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất chất lượng đàn gia súc, gia cầm, làm gia tăng chi
phí sản xuất, giảm năng suất, kém hiệu quả, khó khăn trong tiêu thụ nội địa
cũng như xuất khẩu.
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á vào đầu
những năm 98 đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Đối với tác động của cuộc khủng hoảng này, thị trường
truyền thống của Tổng công ty là thị trường Nga không có khả năng thanh toán; giá thịt lợn nhập khẩu giảm tới mức quá thấp do có tự cấp về thịt lợn của Mỹ,
EU, Trung Quốc đã khiến cho Tổng công ty không thể xuất khẩu được sang
Nga. Còn đối với thị trường Hồng Kông dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng Đôla Hồng Kông bị mất giá, điều đó dần dẫn đến giá nhập
khẩu thịt lợn giảm xuống một cách thảm hại từ 3,3 USD/ kg giảm còn 1,1 USD/kg, Tổng công ty chỉ xuất khẩu một sản lượng thịt lợn rất nhỏ sang thị trường này.
Sau khi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã ký kết hợp đồng trả nợ với tổ
chức được uỷ quyền của Liên Bang Nga thì sẽ đến Bộ tài chính Việt Nam để ký
kết hợp đồng thanh toán hàng hoá (thịt lợn) xuất khẩu trả nợ. Sau khi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thực hiện xong hợp đồng và giao đầy đủ hàng hoá cho Nga, Tổng công ty chăn nuôi sẽ xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu theo đúng quy định tại L/C cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam để gửi tới ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga làm thủ tục trừ nợ.
Ngay sau khi được ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga báo "có", Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sẽ thống báo cho Bộ tài chính và Bộ tài chính sẽ thanh cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trị giá hàng hoá bằng đồng
Việt Nam. Tỷ giá thanh toán là tỷ giá mua vào VNĐ/USD do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố vào ngày Ngân hàng kinh tế đối ngoại của Nga báo
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỊT LỢN
CỦA TỔNG CÔNG TY CHĂN NUÔI VIỆT NAM.