3.2.7.Học hỏi kinh nghiệm của hải quan các nước

Một phần của tài liệu KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI (Trang 79 - 86)

- Phối hợp các cơ quan ban hành pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các văn bản pháp quy sao cho sát thực nhất,

3.2.7.Học hỏi kinh nghiệm của hải quan các nước

- Thành lập đơn vị chuyên về thông tin tình báo và QLRR và đơn vị điều tra tội phạm giống Hải quan Anh. Ở Anh, lực lượng tình báo có bộ phận làm việc ở nước ngoài gọi là Tuỳ viên Hải quan và đại diện Hải quan hoạt động tại các Đại sứ quán Anh ở nước ngoài. Hệ thống này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát từ xa các luồng hàng hoá nhập khẩu vào trong nước và tham gia vào công tác QLRR

Các thông tin tình báo thu được từ các nguồn được chuyển cho bộ phận QLRR và điều tra tội phạm để thực hiện các công việc liên quan đến thông quan hàng hoá, xác định mức độ tuân thủ, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu hàng cấm, khủng bố...

- Để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, tạo ra môi trường thân thiện hơn cho những doanh nghiệp tự giác và trung thực, có thể thành lập Hệ thống kiểm tra toàn diện giống như Hải quan Hàn Quốc. Đây là hệ thống Doanh Nghiệp Tự Đánh Giá (ISA). Tự đánh giá nghĩa là hệ thống cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sự phù hợp, tính chính xác của các khoản thuế hải quan và thuế khác mà họ đã thanh toán và đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan thông qua quá trình thông quan hàng hóa. Phương pháp này còn gọi là Phương pháp Quản lý nhà nhập khẩu tin cậy.

Theo Hệ thống này, doanh nghiệp được lựa chọn sẽ báo cáo kết quả tự đánh giá lên cơ quan Hải qua. Nếu Hải quan phát hiện sự thiếu chính xác và không

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 trung thực trong kết quả báo cáo thì Hải quan có quyền tiến hành kiểm tra trên cơ sở chứng từ đã nộp hoặc kiểm tra tại doanh nghiệp và có thể hủy bỏ tư cách được tự đánh giá của doanh nghiệp được lựa chọn.

Quy trình Kiểm tra theo kế hoạch như sau:

Việc áp dụng hệ thống ISA giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào công việc kinh doanh và bớt phải chịu áp lực của những đợt kiểm tra đột xuất. Hệ thống ISA còn giúp nâng cao tính chính xác của việc khai báo nộp thuế của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hiểu rằng họ càng tuân thủ tốt pháp luật hải quan thì họ càng được hưởng chế độ đối xử ưu đãi. Trong khi đó, các nguồn lực chính của đơn vị kiểm tra sau thông quan sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có độ rủi ro cao. Vì thế áp dụng biện pháp này còn là một cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề sự thiếu hụt trong quân số công chức kiểm tra sau thông quan.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, qua đó toàn bộ thông tin của doanh nghiệp sẽ được chuyển đến cơ quan KTSTQ hoàn toàn bằng dữ liệu điện tử. Điều này cho phép việc kiểm tra không mất thời gian, chi phí, lại không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nộp đơn và

được lựa chọn

Thông báo “nội dung cần kiểm tra” tới Doanh

nghiệp Tự đánh giá Báo cáo kết quả lên Hải quan

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, nó là một trong những xương sống của lĩnh vực kiểm tra sau thông quan. Mà kiểm tra sau thông quan hiện nay lại là then chốt của ngành hải quan, là trung tâm trong kế hoạch thực hiện quản lý rủi ro.

Hiện nay để phát triển ngoại thương, thực hiện mục tiêu hội nhập vươn ra nền kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận có nhiều rủi ro, rủi ro về gian lận thuế, nguy cơ về thất thu ngân sách Nhà nước, thậm chí nguy cơ đối với cả nền kinh tế, chính trị,...

Nhưng nếu ta biết nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác Kiểm tra sau thông quan nói chung và Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng; đồng thời chú trọng đầu tư xứng đáng cho nó, thì có thể giảm những rủi ro đó xuống mức thấp nhất, biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội thực sự cho nền kinh tế phát triển nhanh và vững mạnh. Cuối cùng một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Tài chính, các cô chú tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Hà Nội đã giúp em hoàn thành Luận văn này.

Quy tắc 1:

“Tên của các phần, của chương hoặc các phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 chương, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm và các chú giải phần, chương đó không có yêu cầu nào khác.

Quy tắc 2:

(a) Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng thì những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng ở nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng có hàng hóa hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

(b) Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa được làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai nguyên liệu hoặc hai chất trở lên phải tuân theo nguyên tắc 3

Phần đầu của nguyên tắc 2(a) mở rộng phạm vi của nhóm đối với một sản phẩm cụ thể bao gồm không chỉ mặt hàng hoàn chỉnh mà còn bao gồm mặt hàng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, với điều kiện là mặt hàng đó đã có đặc tính cơ bản của mặt hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện.

Nội dung quy tắc này cũng được mở rộng áp dụng cho phôi đã có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh, có nghĩa là những loại hàng chưa sử dụng trực tiếp ngay được nhưng đã có hình dạng, đường nét bên ngoài gần giống với sản phẩm hoặc bộ phận đã hoàn chỉnh, được sử dụng (trừ trường hợp ngoại lệ) để hoàn thiện thành sản phẩm hoặc bộ phận hoàn chỉnh.

Phần sau của quy tắc 2(a) quy định rằng mặt hàng đã hoàn chỉnh, hoàn thiện, nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời do yêu cầu hoặc để thuận tiện cho việc đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển, cũng được phân loại vào cùng nhóm với mặt hàng đã được lắp ráp. Theo mục đích của phần này “hàng hóa

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” có nghĩa là bộ phận cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu- lông, ê-cu,... có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp tuy nhiên hàng hóa sẽ không được trải qua bất cứ quá trình gia công thêm nào để sản phẩm trở thành hoàn thiện.

Những cấu kiện chưa lắp ráp nhưng là số dư thừa theo yêu cầu để hoàn thiện sản phẩm thì được phân loại riêng.

Riêng các mặt hàng thuộc phạm vi nhóm hàng của phần I đến phần IV không áp dụng quy tắc 2(a) vì nguyên liệu thô và sản phẩm đã qua chế biến được phân loại riêng biệt.

Quy tắc 2(b) mở rộng phạm vi của nhóm đối với một nguyên liệu một chất hoặc một sản phẩm làm từ nguyên liệu hay chất đó, và các nhóm có liên quan đến những hàng hóa được cấu tạo từ nguyên liệu hoặc chất nhất định. Theo quy tắc này thì tất cả các sản phẩm có chứa hơn một nguyên liệu hoặc một chất phải được phân lại theo các nguyên tắc trong quy tắc 3, trừ khi có một nhóm khác đề cập đến chúng ở tình trạng hỗn hợp hoặc hợp chất.

Quy tắc 3

Khi áp dụng quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

(a) Hàng hóa được phận loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp loại vào nhóm có mô tả khái quát. Tuy nhiên khi 2 hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc của chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hoặc hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

(b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không được phân loại theo quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.

(c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo quy tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

Quy tắc 3(a) quy định rằng hàng hóa phải được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang đặc trưng cơ bản nhất.

Quy tắc 4

Hàng hóa không thể phân loại theo các đúng các quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất.

Quy tắc này quy định rằng những mặt hàng mà chưa được nêu cụ thể trong nhóm nào của hệ thống hài hòa thì sẽ được phân loại vào nhóm những mặt hàng giống chúng nhất, ví dụ như những mặt hàng chưa xuất hiện trên thị trường thế giới. Mặt hàng giống nhau có thể dựa vào các yếu tố sau: về mô tả, đặc tính, mục đích sử dụng, thiết kế, quy trình sản phẩm và bản chất tự nhiên của hàng hóa,...

Quy tắc 5

(a) Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hifnd dạng dặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 này. Tuy nhiên nguyên tắc này không được áp dụng với những bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

(b) Ngoài quy tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên nguyên tắc này không áp dụng đối với loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp là để dùng lặp lại.

Quy tắc 5(a) áp dụng cho việc phân loại trong các trường hợp vỏ đựng, hộp đựng và các loại bao hộp tương tự đi kèm với hàng hóa khi bán, ví dụ như: Hộp đựng trang sức (nhóm 71.13); bao đựng máy cạo râu bằng điện (nhóm 85.10); bao đựng ống nhòm, kính viễn vọng (nhóm 90.05); hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (nhóm 92.02); hộp/bao đựng súng (nhóm 93.02).

Quy tắc 6

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các quy tắc nêu trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp mới so sánh được. Theo quy tắc này thì các chú giải phần, chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Trong quy tắc này, các phân nhóm cùng cấp độ là các phân nhóm 1 gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm 2 gạch (cấp độ 2).

Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm 1 gạch trong một phân nhóm theo quy tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng giống hàng hóa cần phân loại nhất chỉ được đánh giá dựa trên cơ sở nội dung của các phân nhóm một gạch có liên quan, khi đã xác định được phân nhóm 1 gạch có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm 1 gạch đó được chọn. Khi các phân nhóm 1 gạch được chia tiếp thì phải xem xét đến nội dung của các phân nhóm 2 gạch để

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 xác định lựa chọn phân nhóm 2 gạch phù hợp nhất cho hàng hóa cần phân loại.

“Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác” có nghĩa là trừ khi những chú giải của phần, chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm hoặc chú giải phân nhóm.

Một phần của tài liệu KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI (Trang 79 - 86)