GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI (Trang 68 - 78)

Côn Minh – Trung Quốc

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN

HÀ NỘI

3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội

3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội

- Nâng cao hiệu quả KTSTQ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, qua KTSTQ đánh giá được sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tăng cường phối hợp, cung cấp kịp thời các thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng, thủ đoạn gian lận cho khâu thông quan, để khâu thông

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 quan mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính đảm bảo việc thực hiện quản lý rủi ro.

- Xây dựng lực lượng KTSTQ thành lực lượng chuyên nghiệp, thông qua kiểm tra, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản chính sách bất cập về hải quan.

- Tăng cường kiểm tra ngay, phát hiện sớm gian lận, không để gian lận tràn lan và khó thu khi phát hiện chậm

3.1.2. Phương hướng tiêu nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội

- Tiếp tục phân loại và đánh giá các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thuộc địa bàn kiểm tra của Cục đã phân công

- Triển khai thực hiện Quyết định 1232/QĐ-TCHQ ngày 26/05/2008 về kế hoạch hiện đại hóa hải quan Hà Nội giai đoạn 2008-2010, sửa đổi bổ sung quy trình quản lý chất lượng KTSTQ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000. - Hoàn thiện hệ thống khai thác sử dụng danh bạ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tập trung kiểm tra ngay, phát hiện sớm các gian lận

- Tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Việc kiểm tra tại doanh nghiệp giúp cho công chức KTSTQ có cơ hội tìm hiểu sâu sắc, có cái nhìn toàn diện hơn. Thông qua kiểm tra chứng từ sổ sách, ghi chép của doanh nghiệp, kiểm tra dây chuyền sản xuất cung cấp những thông tin mà qua bộ hồ sơ hải quan không nói lên được. Qua kiểm tra hải quan cũng biết thêm về đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp đối với những mặt hàng cụ thể, làm cơ sở cho việc xem xét các vụ việc của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên việc kiểm tra tại doanh nghiệp đòi hỏi nhiều chi phí. Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của KTSTQ, cần chú trọng hơn trong việc đáp ứng nguồn kinh phí cho công tác này.

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

- Tiếp tục tăng cường bổ sung nguồn nhân lực, mặt bằng cho kiểm tra sau thông quan, thành lập tổ chuyên trách kiểm tra hồ sơ hải quan thông quan điện tử. Tiếp tục tục đào tạo chuyên sâu cho công chức làm công tác KTSTQ, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trong ngành.

- Triển khai và sơ kết các quy chế phối hợp đã ký với các Cục hải quan tỉnh/thành phố đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan TP Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thứ nhất là phải khắc phục những mâu thuẫn giữa các văn bản Luật, mà cụ thể là sự mấu thuẫn giữa Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế; giữa Luật Quản lý thuế với Bộ luật Hình sự.

Như đã nói ở trên, thời hạn được phép kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế được quy định khác nhau trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế. Vậy thì để giải quyết mâu thuẫn này cần phải đưa ra một quy định cuối cùng cho thời hạn kiểm tra sau thông quan và thời hạn truy thu thuế. Quy định này phải được nêu trong một văn bản Luật – như vậy mới có thể có giá trị pháp lý thay thế được cho quy định cũ trong Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế.

Xét theo tình hình thực tế thì thời hạn kiểm tra sau thông quan và truy thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nên giới hạn trong một khoảng thời gian cụ thể, như quy định trong Luật hải quan. Vì nếu

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 kiểm tra sau thông quan thực hiện đối với các lô hàng đã thông quan quá lâu về trước, việc kiểm tra sẽ gặp không ít khó khăn như việc lật lại thông tin về các hàng hóa đó là rất mất thời gian, công sức, nhất là khi cơ sở dữ liệu thông tin lại hạn chế, thậm chí sai lệch; hay hàng hóa đã được tiêu thụ rất lâu và có thể được mua bán trao đổi qua nhiều chủ thể; hoặc hiện tại doanh nghiệp không thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa đó nữa thì không thể kiểm tra quy trình sản xuất được…Như vậy cuộc kiểm tra vừa tốn kém kinh phí, lại không có hiệu quả. Hơn nữa, dù có kiểm tra phát hiện ra sai sót hoặc gian lận mà dẫn đến việc truy thu thuế thì việc thực hiện truy thu số thuế đó cũng không hề khả thi. Hơn nữa việc quy định thời gian kiểm tra sau thông quan quá dài đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ trong một thời gian dài, đối với những doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu thì số lượng hồ sơ lưu trữ là khổng lồ.

Thứ hai là phải hoàn thiện những quy định pháp lý về KTSTQ. Đây được gọi là xương sống cho hoạt động kiểm tra sau thông quan nói chung và kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng. Hiện nay khi tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy trình 1383, công chức hải quan gặp một số khó khăn như đã nêu trên. Vì vậy việc xây dựng một quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuẩn, thực sự sát thực, sao cho vẫn phải tuân thủ theo những chuẩn mực của quốc tế, đồng thời phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tình hình xuất nhập khẩu của nước ta; không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và chi phí là một đòi hỏi thúc bách, thiết thực từ thực tế. Quy trình mới cần khắc phục một hạn chế của quy trình 1383 là lập quá nhiều loại giấy tờ, biên bản gây mất thời gian. Ví dụ trong khi kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp, nên bỏ việc lập biên bản làm việc sau mỗi nội dung kiểm tra hoặc sau mỗi ngày kiểm tra. Vì trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra luôn phải ghi lại nhật kí cuộc kiểm tra, hơn nữa các nội dung kiểm tra cũng thể hiện trên những chứng từ lưu trong bộ hồ sơ kiểm tra tại doanh

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 nghiệp, như bản giải trình hay tài liệu xác minh. Nên việc lập Bản kết luận kiểm tra nên dựa vào nhật kí kiểm tra và các chứng từ trong bộ hồ sơ kiểm tra, tránh việc lập quá nhiều biên bản hành chính.

Một điểm nữa mà quy trình mới cần khắc phục đó là thời hạn giải trình cho doanh nghiệp trong trường hợp hải quan phát hiện ra nghi vấn và cần tiến hành xác minh ở các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc xác định thời hạn cho doanh nghiệp sẽ không tính thời gian tiến hành xác minh, mà sẽ xác định tiếp từ thời điểm hải quan tiến hành xác minh xong về vấn đề nghi vấn.

Thứ ba là về việc hoàn thiện danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Trước hết là cần thống nhất giữa Danh mục hàng hóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ dễ gây hiểu theo nhiều nghĩa. Ví dụ mã hàng 8535 và 8536 cần quy định rõ là thiết bị điện có công suất bao nhiêu Vôn. Hay như mã hàng 85291030, hải quan cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn kỹ thuật về mặt hàng này, và cả các cơ quan dịch thuật để xác định xem thuật ngữ tiếng anh telescopic thực tế đề cập đến loại ăng ten nào; và cần xác định rõ ràng hệ phát trực tiếp đa phương tiện là có chức năng thu hay không hay chỉ có chức năng phát như tên gọi của nó? Tiếp theo cần hoàn thiện danh mục hàng hóa thuộc quản lý của các Bộ chuyên ngành. Để làm được điều này các bộ ban ngành cần chủ động cử cán bộ đầu mối, chuyên trách về quản lý danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cán bộ này cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để xây dựng cơ chế phối hợp, tránh trường hợp có sự chồng chéo và mâu thuẫn trong các văn bản ban hành và nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các danh mục quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, các cán bộ này còn có trách nhiệm xây dựng các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu quản lý chuyên ngành được ban hành trong thời gian tới cũng như thống nhất xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện phục vụ cho phương pháp quản lý hiện đại.

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

3.2.2. Hoàn thiện chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm quy định về hải quan, về thuế

Để tăng sự tuân thủ trong cộng đồng doanh nghiệp, chế tài xử phạt vi phạm hành chính cần có tính răn đe hơn, cần quy định mức phạt lớn hơn hiện nay. Tuy nhiên riêng mức phạt đối với số thuế trốn thì nên nới lỏng, có thể giảm mức phạt, hoặc gia hạn thời gian nộp cho doanh nghiệp.

3.2.3. Nâng cao nhận thức cũng như trình độ chuyên môn cho công chức hải quan

Việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết của kiểm tra sau thông quan là hết sức quan trọng. Khi nhận thức đúng về tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan nói chung cũng như kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng, công chức hải quan cả khâu thông quan và sau thông quan sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm hơn nữa trong quá trình kiểm tra.

Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng cho công chức hải quan, mở các hội thảo thảo luận mở, để một mặt truyền bá sâu hơn kiến thức về kiểm tra sau thông quan cho cán bộ hải quan, đồng thời tiếp thu những ý kiến kinh nghiệm thực tế của cán bộ hải quan để hoàn thiện các quy định pháp lý về kiểm tra sau thông quan.

Ngoài ra, cần chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kiểm tra sau thông quan nói chung và cán bộ kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng như nghiệp vụ kiểm toán, nghiệp vụ phân loại, áp mã hàng hóa; đào tạo ngoại ngữ, tin học,…; tích cực phối hợp với hải quan các nước, tổ chức các buổi thảo luận với chuyên gia trong lĩnh vực phân loại, áp mã hoặc các buổi chia sẻ kinh nghiệm…

3.2.4. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trong công tác kiểm tra sau thông quan nói chung và KTSTQ về phân loại và áp mã HHXNK nói riêng thì thông tin là vô cùng quan trọng; có thể

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01 nói đây là khởi đầu cho mọi cuộc kiểm tra, ngay cả trong quá trình kiểm tra thì thông tin là nguyên liệu không thể thiếu. Việc tạo ra một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác là mục tiêu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ ; giúp công tác KTSTQ mang lại hiệu quả cao. Qua hệ thống dữ liệu chính xác, mới cho phép xác định được đối tượng kiểm tra sau thông quan một cách chính xác, hiệu quả. Chính vì việc xác định đối tượng KTSTQ mang một ý nghĩa rất quan trọng; nó giảm được khối lượng kiểm tra không cần thiết, tránh kiểm tra tràn lan, kém hiệu quả. Hay nói cách khác cơ sở dữ liệu tác động trực tiếp đến bước đầu tiên của quá trình KTSTQ – bước thu thập, xử lý thông tin, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của tất cả các bước sau của quá trình. Để tạo được cơ sở dữ liệu phong phú và có độ tin cậy cao, thông tin có thể update từ các nguồn:

- Các cơ sở dữ liệu của ngành (cơ sở dữ liệu tờ khai hải quan, cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro, cơ sở dữ liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu, cơ sở dữ liệu về vi phạm pháp luật hải quan, các thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa)

- Thông tin từ khâu thông quan (đăng kí, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, phúc tập hồ sơ, kết quả giám định hàng hóa); từ các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngành hải quan (điều tra chống buôn lậu, kiểm tra thu thuế, xử lý vi phạm hành chính)

- Văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên các cấp

- Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, internet)

- Từ ngành ngoài (thuế, công an, kho bạc, ngân hàng) - Các nguồn thông tin khác

Ngoài ra, nên đẩy mạnh hợp tác trao đổi kinh nghiệm cũng như thông tin với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, nối mạng cơ sở dữ liệu với các nước trong khối để thông tin về quản lý rủi ro được cập nhật nhanh chóng và chính xác.

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

3.2.5. Chú trọng đầu tư, tăng kinh phí cho công tác kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Tích cực áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao cơ sở vật chất, các công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra.

Như đã nói ở trên, vì hàng hóa xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều hàng hóa lại mang tính chất kỹ thuật hoặc chuyên ngành nên việc phân loại hàng hóa dựa vào Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu khá khó khăn, do có nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Việc xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu điện tử, có kèm theo hình ảnh, giúp hải quan cũng như doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình phân loại.

Trong danh mục hàng hóa hiện nay của Cục có thể cập nhật thêm các hình ảnh của hàng hóa kèm theo mỗi mặt hàng tương ứng. Ví dụ như đối với mặt hàng động cơ điện xoay chiều:

Khi đánh tên hàng hóa vào ô trên sẽ xuất hiện ra danh sách những hàng hóa phù hợp với từ khóa đã đánh vào. Khi tick vào tên hàng hóa trong danh sách hiện ra, sẽ hiện ra hình ảnh hàng hóa đó.

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

Trong công tác KTSTQ về phân loại, áp mã việc kiểm tra tính xác thực của C/O cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng hiện nay việc kiểm tra còn mất rất nhiều thời gian và thủ tục phức tạp. Ta có thể tạo ra một phần mềm nhận biết chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O. Khi đưa vào một C/O trong bộ hồ sơ hải quan, hệ thống sẽ quét tất cả cách hình ảnh qua cơ sở

Khoa Thuế & Hải Quan Lớp: CQ44/05.01

dữ liệu để so sánh và nhận dạng. Chữ kí và con dấu này sẽ được cập nhật

Một phần của tài liệu KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w