Các chức năng của GIS:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công cụ tin học phục vụ công tác đánh giá tác động mội trường (Trang 93 - 95)

1. Thu thập dữ liệu

Dữ liệu địa lý là thành phần đắt tiền và tồn tại lâu đời của một hệ thống thông tin

địa lý, vì vậy việc thu thập dữ liệu để đưa vào sử dụng trong hệ thống là một bước khởi

đầu quan trọng. Các phần mềm hiện nay hầu nhưđều cung cấp chức năng thu thập dữ liệu vào cũng như khã năng sử dụng một sốđịnh dạng như Mapinfo, Arcview, Arcgis…

Các nguồn dữ liệu GIS đang được sử dụng hiện nay được thu thập chủ yếu từ: số

hóa từ bản đồ giấy, các số liệu tọa độ thu thập từ các máy đo đạc, số liệu thống kê, ảnh vệ

tinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), …

2. Lưu trữ dữ liệu.

Mô hình vector: mô hình dữ liệu vector biểu diễn các đối tượng địa lý trên mặt đất bằng những điểm, đường, vùng trong mặt phẳng tọa độ Descartes. Mỗi điểm được xác

định bởi cặp tọa độ (x,y), mỗi đường được tuyến tính hóa từng đoạn, biểu diễn bằng một chuỗi những cặp tọa độ (x,y), một vùng được xác định bởi một đường khếp kín và được biểu diễn bằng một chuỗi cặp tọa độ (x,y) có tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối trùng nhau.

Mô hình raster: Mô hình dữ liệu ấn định vị trí của các đối tượng không gian vào các ô lưới hình ô vuông ( hoặc hình chữ nhật, cũng có thể hình tam giác) có kích thước bằng nhau gọi là pixel, được xác định vị trí bằng tọa độ (x,y) là số thứ tự của hàng, cột của pixel.

3. Phân tích dữ liệu.

Hệ thống thông tin địa lý với những khã năng của máy tính và toán học đã cung cấp nhiều phương tiện để thực hiện bài toán phân tích theo không gian và thời gian. Những

thuật toán phân tích trên một lớp dữ liệu, chồng xếp nhiều lớp dự liệu, phân tích mạng, phân tích mặc theo không gian, thời gian là những thuật toán hỗ trợ tích cực trong các bài toán quản lý, quy hoạch, kế hoạch của nhiều lĩnh vực như tài nguyên, môi trường, đất

đai,cơ sở hạ tầng kỷ thuật, giáo dục….

Phân tích dữ liệu là khã năng trả lời câu hỏi về sự tác động lẫn nhau của các môi quan hệ không gian và thuộc tính của nhiều tập dữ liệu. Có nhiều phương pháp phân tích dữ liệu trong GIS, tùy vào từng mục tiêu và nguồn dữ liệu cụ thể mà ta có thể chọn các phương pháp phân tích khác nhau:

– Thao tác phân tích trên một lớp dữ liệu là những thủ tục để truy vấn thuộc tính của thuộc tính, truy vấn thuộc tính từ không gian, truy vấn không gian từ thuộc tính hoặc tạo những tập dữ liệu mới được thực hiện trên một lớp dự liệu.

– Thao tác phân tích trên nhiều lớp dũ liệu là những thao tác trên nhiều lớp dữ liệu không gian để thực hiện các thuật toán phân tích: chồng lớp như Union, Interset, Indentity, … phân tích gần kề, phân tích tương quan không gian,…

– Mô hình hóa không gian xây dựng những mô hình để giải thích và dự báo theo không gian, mô phỏng không gian.

– Phân tích mẫu điểm là thao tác phân tích các điểm mẫu liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá những mô hình, phân tích sự phân bố không gian của các điểm mẫu, phân tích sự tương quan giữa các điểm mẫu,…

– Phân tích mạng ứng dụng vào những đối tượng dạng đường, những đối tượng này được tổ chức trong mạng lưới liên kết.

4. Hiển thị dữ liệu

– Dữ liệu GIS được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc trên máy in để cung cấp thông tin cho người dùng. Chức năng hiển thị trong trong GIS là biến ngôn ngữ

của máy tính thành ngôn ngữ thân thiện với người dùng. Trong GIS người ta sử

kê, ký hiệu, màu sắc và cả âm thanh để trình bày vị trí, thuộc tính và thời gian của các đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện và kết quả phân tích.

– Ngày nay với khã năng của máy tính, khã năng hiển thị của GIS đã phát triển lên tầm cao mới, nâng cao tính trực quan, và sinh động của thế giới thực theo thời gian thực như khã năng mô hình không gian, hiển thị ba chiều, hiểm thịđộng… Hiển thịđộng là kiểu hiển thị có tính trực quan cao, đang hấp dẫn người dùng.

E r r or ! O bj e c t s c a n n ot be c r e a t e d fr o m e di t i ng fi e l d c o de s . Hình 2-4: Quy trình hiển thị dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công cụ tin học phục vụ công tác đánh giá tác động mội trường (Trang 93 - 95)