VIII. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TIẾP THỊ ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO.
TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO.
Xét trên bình diện rộng thì quan hệ Việt Nam chưa vững chắc vì chưa đứng vững trên các thị trường cơ bản. Phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tiếp thị để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo chưa được chú trọng đúng mức trong thời gian qua.
Mặt khác, đối với việc theo dõi thông tin giá cả thị trường, hiện nay, trong nước, có nhiều đơn vị thu thập thông tin, theo dõi diễn biến sản xuất, xuất khẩu và giá cả thị trường lúa gạo. Nhưng chất lượng thông tin kém, manh mún, thiếu chính xác, thông tin về giá thường không rõ là giá của loại lúa gạo gì, phẩm cấp nào, giá bán buôn hay bán lẻ? Thiếu thông tin về lượng tồn kho, còn thông tin về thị trường gạo thế giới thì rất thiếu và những tin có được thường đã mất tính thời sự. Việc công bố thường xuyên hệ thống giá tham khảo về các mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam với thị trường thế giới cũng chưa được thực hiện tốt.
Để nâng cao chất lượng công tác tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo nói chung, Chính phủ nên giao cho Uỷ ban Quốc gia Điều hành xuất khẩu gạo , thống nhất tổ chức hoàn thiện công tác này. Trong đó cần chú trọng nhiều hơn vào các mặt sau:
Thiết lập mạng lưới thông tin hiện đại, sử dụng máy vi tính nối mạng từ trung
tâm Uỷ ban Quốc gia điều hành xuất khẩu gạo đến các điểm thu thập tin cần thiết trên toàn quốc để thường xuyên nắm chắc thông tin về sản xuất, sản lượng thu hoạch, tồn kho lúa gạo, biến động giá cả, tình hình tiêu thụ gạo nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức một số điểm thu thập tin trực tiếp ở nước ngoài và trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan đến mậu dịch gạo để theo dõi kịp thời các diễn biến về cung – cầu, giá cả và các giao dịch đáng chú ý của thị trường gạo thế giới, nhất là thông tin về hoạt động xuất khẩu gạo của những đối thủ cạnh tranh lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ…Thông tin về nhập khẩu gạo của các khu vực thị trường như Trung Quốc,
Đông Bắc Á, Srilanka, và Tây Á, Indonexia và Đông Nam Á, Iran và Trung Đông, Pháp, và Tây Âu, Nga và Đông Âu, Châu Phi, Brazil và Châu Mỹ Latin… Trên cơ sở đó, Uỷ ban Quốc gia Điều hành xuất khẩu gạo đưa ra quy định cụ thể về khai thác nguồn thông tin phục vụ hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.
Tổ chức một Trung tâm giao dịch xuất khẩu gạo trực thuộc Uỷ ban Quốc gia
Điều hành xuất khẩu gạo đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm này có nhiệm vụ riêng biệt như: làm địa điểm yết giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, tổ chức đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu gạo, đấu thầu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo hiệp định của Chính phủ, điều phối các giao dịch cung ứng và xuất khẩu gạo có thanh toán bù trừ để hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng tăng thêm sản lượng giao dịch.
Tổ chức nghiên cứu tiếp cận thị trường gạo thế giới một cách bài bản hơn,
thường xuyên thông báo cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị hiếu đối với sản phẩm gạo của khách hàng và những diễn biến giá cả, hướng dẫn các doanh nghiệp trực tiếp đi nghiên cứu tiếp thị ở những thị trường chủ yếu, đi tham gia đấu thầu quốc tế ở các nước nhập khẩu gạo để giành hợp đồng cung cấp gạo ổn định và dài hạn.
Ngoài ra, Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh hoạt động về mặt đối ngoại để trợ giúp tích cực hơn cho hội viên như: thiết lập chi nhánh ở nước ngoài, ký kết các thoả ước trao đổi thông tin với Hiệp hội tương tự ở các nước khác, đại diện hội viên tham dự các hội chợ đấu thầu gạo quốc tế.