Chiến lược này dựa trên quy mô và kinh nghiệm. Các công ty triển khai chiến lược dẫn đạo về chi phí theo đổi một tập hợp các chiến lược chức năng – chủ yếu là sản xuất và Marketing – với trọng tâm hướng vào lợi thế kinh tế theo quy mô, tích dồn nhanh chóng kinh nghiệp hoặc cả hai.
Trước tiên, trong các ngành hàng có một phần khá lớn trong tổng chi phí có thể là do hiệu quả kinh nghiệm, các lợi thế chi phí quan trọng cộng dồn đối với các công ty theo đuổi chiến lược Marketing năng nổ hướng tới tích dồn kinh nghiệm nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế cuả người dẫn đạo về chi phí gồm chấp nhận mức giá của đối thủ cạnh tranh và hưởng lợi từ vận biên lớn hơn hoặc đặt ra các mức giá sẽ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh kém hữu hiệu về chi phí hơn.
Kinh nghiêm có thể đạt được thông qua lựa chọn một trong 4 lựa chọn chiến lược sau :
Tích luỹ đầu ra thông qua giành được thị phần lớn trên một thị trường. Tích luỹ đầu ra thông qua giành được thị phần lớn đan chéo vài thị trường . Kết hợp cả hai lựa chọn trên.
Giới thiệu các sản phẩm khác sử dụng công nghệ hay bộ phận cấu thành thu được từ kinh nghiệm.
Các lựa chọn chiến lược tuỳ thuộc vào nguồn lực, vị trí cạnh tranh trên thị trường hoặc trên các thị trường và mức mong muốn cạnh tranh đối đầu của công ty.
Thông thường dẫn đạo về chi phí có thể tốt nhất nếu đạt được ở giai đoạn đầu của giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên rủi ro thường lớn hơn với chiến lược này do một vài nguyên nhân sau: Thứ nhất, tiềm năng thị trường rất khó có thể đánh giá. Thứ hai, các chiến lược được thiết kế nhằm giành được thị phần rất tốn kém trong thời gian đầu. Thứ ba, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh không thể dự báo được.
Thực tế, việc giành được thị phần của đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, tốn kém và tiêu tốn nhiều thời gian. Để có thể tránh được cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các công ty thường mở rộng ra các thị trường quốc gia khác.