II. THỰC TRẠNG QUÁTRÌNH SOẠN THOẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
b. Thực trạng việc lựa chọn các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc.
Lương thực Miền Bắc.
Với mục tiêu là đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, nhằm khai thác tốt hơn các cơ hội kinh doanh và phân tán các rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã lựa chọn cho mình một số phương thức xuất khẩu sau:
Thứ nhất, phương thức xuất khẩu trực tiếp luôn là ưu tiên số một của Tổng công ty. Tổng công ty có đầy đủ nguồn lực để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp tới các thị trường nước ngoài. Hình thức xuất khẩu này mang lại cho Tổng công ty một mức lợi nhuận cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận cho các khâu trung gian. Thêm vào đó, nó đem lại uy tín cho Tổng công ty trên thị trường quốc tế. Nhưng để thực hiện phương thức xuất khẩu này, nó đòi hỏi Tổng công ty phải bỏ ra một lượng vốn lớn cho nên rủi ro cao.
Thứ hai, trong những năm trước Tổng công ty Lương thực Miền Bắc thường nhận xuất khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp khác với số lượng khoảng gần 200.000 tấn mỗi năm. Nhưng trong năm 2001, Tổng công ty đạt tỷ lệ xuất khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp lên tới 284.619 tấn gạo. Đây là yếu tố đáng mừng vì nó khẳng định được uy tín của Tổng công ty trên thị trường ngày càng tăng.
Thứ ba, là một doanh nghiệp nhà nước nên Tổng công ty thực hiện hình thức xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức tương đối quan trọng và nó cũng
mang lại nhiều nguồn lợi cho Tổng công ty. Trên thực tế, xuất khẩu theo hình thức này thường với mức giá cao hơn, việc thu mua lúa gạo cũng được ưu tiên hơn và rủi ro trong hình thức này là rất nhỏ.
Cuối cùng là hình thức chuyển khẩu. Hình thức xuất khẩu này cũng được áp