II. THỰC TRẠNG QUÁTRÌNH SOẠN THOẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
thường được sử dụng khi Tổng công ty tiến hành hoạt động buôn bán gạo cho các nhà nhập khẩu trung gian nước ngoài.
Như vậy, việc sử dụng các hình thức xuất khẩu khác nhau giúp cho Tổng công ty Lương thực Miền Bắc có những lựa chọn thích hợp trong nhưng tình hình cụ thể. Qua đó tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho Tổng công ty và uy tín cao hơn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
4. THỰC TRẠNG VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC . TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC .
a. Sản phẩm:
Thực trạng mặt hàng gạo tại Tổng công ty Lương thực Miền Bắc:
Cấu trúc sản phẩm hỗn hợp :
Việc lựa chọn đúng đắn cấu trúc sản phẩm xuất khẩu hỗn hợp là tiền đồ quan trọng cho VINAFOOD I đáp ứng được các nhu cầu trên thị trường.
đơn vị: TT Năm SLCN 5% tấm TT (%) 10% tấm TT (%) 15% tấm TT (%) 25% tấm TT (%) 1997 300.097,6 33 0.01 238.110,6 79.3 13.860 4.6 12.000 4 1998 372.758,5 258.3 0.07 350.000 93.9 12.500 3.4 10.000 2.7 1999 399.765 520 0.13 289.475 72.5 - - 109.500 27.4 2000 434.550 500 1.15 299.550 68.9 1.000 0.2 129.000 29.7 2001 401.941 261.975 65,2 14.320 3,56 - - 125.645 31,24 BIỂU HÌNH 6 : BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ
CÁC NHÓM GẠO XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM.
Nhìn vào bảng ta thấy, chiều rộng phổ mặt hàng gạo của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc gồm có bốn loại gạo: 5%, 10%, 15%,25% tấm.
Qua thống kê sản lượng gạo qua các năm thì loại gạo 10% tấm và 25% tấm của Tổng công ty là có ưu thế nhất. Loại gạo 10% tấm xuất khẩu sang Iraq chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng gạo của Tổng công ty.
Còn thị trường Cuba thì lại ưa thích loại gạo 25% tấm trong hai năm gần đây.
Thực trạng việc thu mua lúa gạo:
Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng gạo nhưng không thực hiện tham gia vào sản xuất ra lúa gạo mà là do những người nông dân. Khi ký kết được các hợp đồng xuất khẩu gạo, Tổng công ty bắt đầu triển khai tiến hành việc thu mua lúa gạo.
Trước đây khi đến vụ thu hoạch, Tổng công ty giao nhiệm vụ cho các công ty con trực thuộc thu gom gạo bằng cách mua của các chủ gạo tại Sài Gòn. Trong quá trình thu mua, Tổng công ty điều cán bộ xuống để giám sát. Các tư thương sẽ phân loại gạo ngay từ đầu và thực hiện bảo quản chế biến trong kho riêng. Khi Tổng công ty cần xuất khẩu không phải mất thời gian thu mua, bảo quản và chế biến. Tổng công ty chỉ cần yêu cầu loại gạo theo tỷ lệ phần trăm tấm, độ bóng … là thu mua được ngay không cần phải đem về chế biến thêm. Nhưng để có được lợi nhuận nhiều hơn và hệ thống thu gom gạo tập trung hơn một vài năm gần đây. Tổng công ty đã tiến hành mua tận gốc của nông dân, việc này giúp cho Tổng công ty tạo được nhiều công ăn việc làm cho nhân viên lại vừa sát xao với thị trường thu mua, nắm bắt kịp thời với sự chênh lệch giá cả của từng vùng thu gom. Từ đó có thể chuyển hướng thu gom giữa các vùng sao cho có được mức giá sàn thấp nhất. Tổng công ty điều hành giao cho các đơn vị trực thuộc xuống tận gốc thu gom hoặc nông dân sẽ đem thóc, gạo đến tận kho của Tổng công ty để thực hiện quá trình thu gom gạo. Sau khi mua gạo, Tổng công ty sẽ thực hiện khâu chế biến bằng các thiết bị máy móc như: nếu thu gom bằng thóc sẽ đưa vào xay sát, đánh bóng… và bảo quản trong kho chờ xuất khẩu. Tổng công ty có kho thu gom và bảo quản ở các vùng trọng điểm như đồng bằng sông Hồng (kho ở Thái Bình) và đồng bằng sông Cửu Long ( kho ở Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang). Ngoài các vùng trọng điểm lớn Tổng công ty thuê các kho đã có tại các vùng thu gom khác, trong kho có đủ các thiết bị cần thiết như máy xay xát, máy đánh bóng…và chế biến gạo theo phẩm chất quy định.
So với hoạt động thu mua trước đây đã đem lại lợi nhuận nhiều hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế như đầu thu mua gặp nhiều khó khăn như vấn đề về chất lượng chưa được kiểm tra, phải tổ chức đầu tư trang thiết bị cho quá trình chế biến…
Sau khi đã thu mua và qua chế biến, Tổng công ty sẽ mời một cơ quan giám định hàng hoá theo như sự thoả thuận trong hợp đồng là công ty giám định nào để trực tiếp kiểm tra chất lượng cũng như số lượng gạo tại kho xem có đúng tiêu chuẩn quy định về chất lượng gạo như loại gạo 5% tấm, 10% tấm…Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty giám định hàng hoá nhưng trong đó Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc thường mời những công ty hiện nay có uy tín trên thị trường mà cả bên bạn hàng cũng chấp nhận là:
Công ty giám định hàng đầu của Thuỵ Sĩ (SGS) Trung tâm giám định hàng hoá và nông sản (FCC) Trung tâm giám định công nghệ hàng hoá (ICT)
Các công ty này sau khi kiểm nghiệm hàng hoá thấy đúng tiêu chuẩn sẽ cấp giấy xác nhận cho Tổng công ty bên cạnh đó, công ty giám định cũng ràng buộc trách nhiệm của mình với khối lượng gạo đã kiểm nghiệm. Do đó trách nhiệm của Tổng công ty được giảm đi phần nào. Nếu chất lượng gạo được kiểm nghiệm kỹ và thoả mãn đúng tiêu chuẩn cũng như điều kiện trong hợp đồng thoả thuận thì sẽ tạo thêm uy tín cho Tổng công ty.
Phân tích lợi thế so sánh của mặt hàng gạo:
Mặt hàng gạo ở Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc nói chung hay mặt hàng gạo của Việt Nam nói riêng đều có được các lợi thế so sánh với các nước khác. Chính những lợi thế này đã giúp cho Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Trước hết, Việt Nam đang trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn người dân sống nhờ vào hoạt động nông nghiệp. Vì vậy Việt Nam có được một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào chiếm 80% dân số. Thêm vào đó chi phí cho lao động nông nghiệp lại rất thấp nên tạo ra lợi thế lớn về giá cả mặt hàng gạo so với các nước khác.
Thứ hai, Việt Nam có điều kiện thiên nhiên, vị trí địa lý và khí hậu thích hợp với cây lúa. Đây là yếu tố rất quan trọng để cho một vụ mùa bội thu và tạo ra những hạt gạo có chất lượng.
Thứ ba, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhận được sự quan tâm rất chu đáo của các cấp, các ngành của Đảng và Nhà Nước. Nhà Nước đã có các chính sách khuyến khích xuất khẩu và có mức thuế ưu đãi cho mặt hàng gạo xuất khẩu.
Ngoài ra công tác nghiên cứu thử nghiệm các giống lúa cao sản đã giúp cho các hộ dân nâng cao năng suất, cải thiện đời sống và tạo ra nguồn cung ứng sản phẩm xuất khẩu cho Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc.
Tóm lại, chất lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc cạnh tranh với các đối thủ của mình. Gạo Việt Nam cũng như gạo VINAFOOD I đã có được lợi
thế về giá cả rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Thái Lan. Nhưng ngược lại, chúng ta cần phải cố gắng để có được chất lượng tốt hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
sức cạnh tranh mặt hàng gạo xuất khẩu của tổng công ty lương thực miền
bắc.
Sức cạnh tranh là nhân tố quan trọng để tạo ra các lợi thế, điều kiện tốt hơn hay là thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể đánh giá khái quát sức cạnh tranh của mặt hàng gạo của Tổng công ty qua ba góc độ: Chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Về chất lượng: Chất lượng mặt hàng gạo của Tổng công ty Lương Thực Miền
Bắc được xác định dựa trên số phần trăm tấm có trong một tấn gạo. Mặt hàng gạo của VINAFOOD I có bốn mức chất lượng chính bao gồm gạo 5%, 10%, 15%, 25% tấm. Ngoài ra, để đánh giá chất lượng gạo, người ta còn quy định về độ ẩm, độ bóng, độ dài của hạt gạo và một số chỉ tiêu chất lượng khác trong TCVN – 1463 năm 1992.
Theo đánh giá chung, gạo của Việt Nam nói chung và gạo của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc nói riêng đạt chất lượng không cao. Theo con số thống kê trong 10 năm qua (1989 – 1999), tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên tới 2,6 triệu tấn nhưng tỉ lệ gạo cấp thấp và cấp trung bình vẫn còn cao, khoảng 50% - 60% tổng lượng gạo xuất khẩu. Điều này lý giải vì sao giá cả bình quân của gạo Việt Nam còn thấp hơn giá gạo của Thái Lan và của Mỹ.
Phẩm cấp Năm Cấp cao (2 – 10% tấm ) Cấp trung bình ( 15 – 20% tấm ) Cấp thấp ( 25 – 35% tấm) 1989 – 1995 41,20% 14,15% 44,15% 1996 45,50% 11,00% 43,50% 1997 41,50% 9,00% 50,00% 1998 53,00% 11,00% 36,00% 1999 30,00% 30,00% 40,00%
BIỂU HÌNH 7 : THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT
NAM TRONG 10 NĂM (1989 – 1999)
( Chiếm tỷ lệ % so với tổng lượng xuất khẩu năm đó )
Có thể thấy rằng gạo cấp cao của chúng ta xuất khẩu chưa nhiều, đa phần chỉ là gạo trung bình cấp thấp và các loại khác. Năm 1998, gạo cấp cao của Việt Nam xuất khẩu tăng vượt chiếm trên 53%, đã góp phần làm tăng giá gạo xuất khẩu, khiến kim
ngạch đạt trên 1tỷ USD, tăng 19,2%, mặc dù sản lượng xuất khẩu chỉ tăng 3% so với năm 1997.
Về giá cả:
Đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Như trên đã phân tích thì giá thành gạo của VINAFOOD I là mức giá thấp.
Nếu chỉ đề cập đến yếu tố giá thì so với các đối thủ cạnh tranh thì Tổng công ty có lợi thế nhưng do mức chất lượng mặt hàng gạo chưa cao nên còn hạn chế rất nhiều.
Giá cả mặt hàng gạo ở các phẩm cấp khác nhau là được xác định khác nhau. Loại gạo có phẩm cấp cao thì có giá cao và ngược lại gạo có phẩm cấp thấp hơn thì có giá thấp hơn.
Với những đặc điểm giá cả và chất lượng như vậy nên mặt hàng gạo rất phù hợp với các thị trường có thu nhập không cao và yêu cầu chất lượng gạo ở mức không cao lắm. Do vậy Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc đang cố gắng để giảm giá thành các loại gạo xuất khẩu thông qua việc giảm các chi phí cho sản xuất, vận chuyển v.v. mà vẫn đảm bảo giữ được mức chất lượng.
Về bao gói, nhãn mác và bảo quản:
Mặt hàng gạo không đòi hỏi cầu kỳ về mẫu mã, bao bì như các mặt hàng khác nhưng bao bì gạo cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu cần thiết như: bảo vệ hàng hoá, chứa đựng được hàng hóa, mang hình ảnh của sản phẩm v.v.
Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo song song với hoạt động thu gom chế biến gạo, Tổng công ty cũng ký kết với một công ty chuyên sản xuất bao bì để chuẩn bị đóng hàng.
Theo quy định chung, gạo phải được đóng bằng bao dứa. Bao dứa có trọng lượng quy định là 3 lạng, trọng lượng gạo trong một bao là 50 kg. Trong mỗi hợp đồng thường quy định thêm 1% bao rỗng đi kèm, phòng khi trong quá trình vận chuyển bao bì bị rách, bị thủng.
Nhãn mác in trên bao được thoả thuận theo hợp đồng, do người mua chọn lựa. Ví dụ trên bao đề “gạo đặc sản Tám thơm Việt Nam” hoặc bên phía người mua do muốn chiếm ưu thế độc quyền về nhập khẩu gạo trên thị trường bắt buộc trên bảo phải ghi cả công ty nhập khẩu là ai…
Quá trình này nếu thực hiện đúng như vậy thì không có gì đặc biệt nhưng sẽ thấy một điểm chú ý sau: Tổng công ty phải ký một hợp đồng để mua bao bì và in mác sau khi có một hợp đồng xuất khẩu mà đây là Tổng công ty lớn có rất nhiều công ty con trực thuộc và có khả năng kinh doanh mặt hàng khác vì vậy việc cung cấp bao bì sẽ không khó nếu như có đầu tư.
Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc đang từng bước cải thiện chất lượng bao bì, đầu tư máy móc sản xuất bao bì và có cách quản lý bao bì hiệu quả. Từ đó tạo ra mức cạnh tranh, đảm bảo an toàn và góp phần thực hiện tốt các hợp đồng.