Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước các cấp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển khách hàng của ngân hàng (Trang 47 - 51)

. LU N VN TH CS KINH Giải pháp 3: Liên kết với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để hợp tác trong

3.5.1.Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước các cấp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

c) Tổ chức các hoạt động xúc tiến cung ứng sản phẩm (xem biểu số 16)

3.5.1.Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước các cấp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

nước Việt Nam.

- Chính phủ và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, xúc tiến mời gọi đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, bình đẵng đối xử đối với các thành phần kinh tế, xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, ổn định chính trị xã hội, mở rộng hợp tác với các nước, tham gia thị trường khu vực và quốc tế...

- Thực hiện các giải pháp ổn định chính sách kinh tế, giảm thiểu rủi ro về môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp: Ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách lãi suất, tiền tệ, thuế quan; giảm thấp lạm phát; cân bằng ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu; chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ bản quyền; cải cách thủ tục hành chính một cách có hiệu quả.

Đáp ứng kịp thời các nhu cầu đăng ký công nhận tài sản của công dân và doanh nghiệp: cấp phép, đăng ký, lập hồ sơ hoàn công, cấp giấy chứng nhận sở hữu; tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý đầy đủ cho các thị trường đất đai, bất động sản, chuyển nhượng doanh nghiệp, giấy tờ có giá, sản phẩm trí tuệ... giúp cho việc luân chuyển vốn của các nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn.

- Đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, có hiệu lực và minh bạch. Phát triển một thị trường kinh tế bình đẳng cho tất cả thể nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện 2 bộ luật về ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu hội nhập, theo hướng các ngân hàng

. LU N V N TH C S KINH T .

không cấm. Khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những nghiệp vụ tài chính mới đã được quy định trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương, đa phương.

Chính phủ cần có giải pháp đảm bảo thực thi các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB theo các Hiệp định tín dụng đã ký kết, trong đó có việc tăng cường năng lực tài chính cho các NH thương mại Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung, cam kết trong lĩnh vực ngân hàng tài chính về các Hiệp định quốc tế. Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật cũng như các cơ chế, chính sách liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng.

Chính phủ nên tăng thêm quyền chủ động cho các NH thương mại nhà nước về tiền lương, thưởng và thuê mướn lao động. Chính sách thù lao cho người lao động ảnh hưởng có tính quyết định đối với chất lượng đội ngũ cán bộ. Tiền lương phản ánh đúng hiệu quả công việc của người lao động sẽ có tác dụng khuyến khích nhân viên ngân hàng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác; nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm với công việc.

Đối mới hoạt động của hệ thống NH Nhà nước. Nên tách ngân hàng trung ương ra khỏi chính phủ, trở thành đầu mối thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đổi mới

hoạt động thanh tra ngân hàng Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo

chuẩn mực quốc tế. Phát triển đội ngũ thanh tra đủ về số lượng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp để giám sát rủi ro.

Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, sử dụng rộng rãi các công cụ nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, thấu chi, nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... để điều hành tiền tệ và lãi suất.

3.5.2. Kiến nghị đề xuất với Vietcombank trung ương

Để làm tốt công tác khách hàng ở địa bàn Đồng Nai cần phải có những giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Vietcombank cần cải tiến chính sách, cơ chế và bố trí các nguồn lực phù hợp với định hướng phát triển khách hàng đã đề ra.

. LU N V N TH C S KINH T .

Vietcombank sớm hoàn chỉnh những quy phạm về tiêu chuẩn khách hàng,

xây dựng một chiến lược khách hàng chung cho toàn hệ thống. Đặc biệt đối với

khách hàng là các tập đoàn lớn, hoạt động tại nhiều địa phương. Vietcombank TW cần kết hợp với các chi nhánh xây dựng chính sách và tiếp thị đến các doanh nghiệp này. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả dịch vụ tổng thể cho từng khách hàng

Cần có chính sách hỗ trợ trong 1-2 năm đầu khi chi nhánh mở rộng mạng lưới (tăng chi tiêu quảng cáo, tiền vốn, nhân viên, cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị...). Đồng Nai là tỉnh có sản lượng sản xuất gấp 1,87 lần tổng mức bán lẻ của

tỉnh (11), lượng vốn huy động tại chổ luôn thấp hơn nhu cầu đầu tư (12),

Vietcombank TW cần có kế hoạch cân đối khoảng 30-40% nhu cầu vốn chi chi nhánh mở rộng đầu tư tại Đồng Nai.

Có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị. Cán bộ tiếp thị phải am hiểu nhiều nghiệp vụ của ngân hàng. Vietcombank cần đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Hỗ trợ tài chính và khuyến khích nhân viên theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... Quan tâm giáo dục cán bộ cả về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỹ luật. Đào tạo phải đi đôi với sử dụng, đãi ngộ thu hút nhân tài.

- Nhanh chóng cải cách chính sách trả lương (việc trả lương của Vietcombank hiện nay thực hiện theo khung bậc và niên hạn do nhà nước quy định). Tạo nên bước đột phá trong việc gắn thu nhập với hiệu quả công tác. Thực hiện cơ chế tài chính công khai, thông thoáng.

-Tiếp tục sắp xếp lại, sàng lọc cán bộ, sử dụng phù hợp năng lực, sở trường của cá nhân. Mạnh dạn sử dụng và bổ nhiệm các cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có tình độ chuyên môn giỏi, yêu ngành, yêu nghề, có tự cách đạo đức tốt vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng. Đồng thời quan tâm đãi nghộ đối với các cán bộ lâu năm, đã có nhiều cống hiến đóng góp cho Vietcombank.

(11) năm 2004 tổng mức bán lẻ của tỉnh là 12.970 tỷ VND, sản lượng sản xuất là 24.339 tỷ VNĐ

. LU N V N TH C S KINH T .

KT LUN

Trong lĩnh vực ngân hàng, Đồng Nai là một thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Điều kiện tự nhiên xã hội tương đối thuận lợi, cùng với chính sách mở cửa đã giúp cho kinh tế của tỉnh đạt được mức tăng trưởng nhanh. Trong giai đoạn

2005-2010 xu hướng các doanh nghiệp tìm đến đầu tư tại Đồng Nai vẫn duy trì ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức cao. Sự thành công của các doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc đưa

Đồng Nai trở thành tỉnh động lực về kinh tế của khu vực phía nam. Vietcombank lựa chọn Đồng Nai làm địa bàn để tạo ra những bước bứt phá trong kinh doanh là phù hợp.

Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng trên địa bàn Đồng Nai nhằm định

hình hoạt động cho Vietcombank Đồng Nai trong thời gian tương đối dài. Chiến

lược này được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố nội tại bên trong của

Vietcombank và môi trường kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Quá trình xây dựng chiến lược có sự xem xét đến các đặc thù về khách hàng trên địa bàn,

cũng như xu thế phát triển của các loại hình kinh tế ở Đồng Nai trong giai đoạn

2005-2010.

Đồng Nai cũng là thị trường quan trọng của rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước, nơi đang xảy ra sự cạnh tranh ráo riết để chiếm lĩnh thị phần. Mở cửa thị trường một mặt đưa đến nhiều cơ hội kinh doanh cho Vietcombank Đồng Nai, mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức lớn chi nhánh phải giải quyết. Thách thức lớn

nhất đối với Vietcombank Đồng Nai trong vòng 5 năm tới là các hàng rào bảo hộ

trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam sẽ dỡ bỏ hoàn toàn, các ngân hàng nước ngoài được tham gia cạnh tranh đầy đủ. Do đó ngoài việc huy động tốt nguồn lực để

theo đuổi chiến lược, Vietcombank Đồng Nai nên tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh

các mục tiêu và giải pháp cụ thể hàng năm cho phù hợp.

Để thực hiện tốt chiến lược này, Vietcombank Đồng Nai cần thực hiện những giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh hoạt động marketing, phát triển hệ thống mạng lưới, xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời phải có sự hỗ trợ tích cực về nguồn vốn, công nghệ của hệ thống Vietcombank, cũng như các chủ trương chính sách phù hợp từ phía Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Trong quan hệ đối tác giữa Ngân hàng với Khách hàng, suy cho cùng lợi ích là yếu tố then chốt mà mỗi bên quan tâm. Do đó, Vietcombank Đồng Nai phải quan tâm đến những giá trị của khách hàng. Các giải pháp thực thi chiến lược phải chú

trọng đến việc nâng cao lợi ích cho khách hàng thông qua mở rộng số lượng sản

phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến cách thức phục vụ, đưa ra chính sách cụ thể phù hợp với từng khách hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng, việc thực hiện các giải pháp đã đề ra trong bản luận văn này sẽ giúp Vietcombank Đồng Nai làm tốt công tác phát triển khách hàng, góp phần mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

. LU N V N TH C S KINH T .

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển khách hàng của ngân hàng (Trang 47 - 51)