Truyền MIMO trong WiMA

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG SAU 3G (Trang 86)

WiMAX (IEEE 802.16)

4.4.2. Truyền MIMO trong WiMA

WiMAX cũng hậu thuẫn truyền MIMO ở hướng xuống bằng nhiều ăng-ten (ví dụ như hai ăng-ten nhập, hai ăng-ten xuất = 2x2) theo cách giống như đã mô tả ở Chương 3 vậy. Ở hướng lên, các CPE chỉ truyền đi một dòng dữ liệu duy nhất. Nhưng các trạm cơ sở tiên tiến thì có thể kích hoạt chế độ truyền MIMO cộng tác (collaborative MIMO) và ra lệnh cho hai thiết bị truyền cùng một lúc. Trạm cơ sở nhận diện là tín hiệu nào được truyền tới từ thiết bị nào nhờ các đặc tính đa đường truyền riêng của chúng, và căn cứ theo đó mà tách các tín hiệu ra.

Tùy thuộc điều kiện truyền, có thể dùng một trong hai chế độ truyền MIMO sau đây:

 Ma trận A: Tăng độ bao phủ. Trong một cấu hình ăng-ten 2x2 (hai ăng-ten phát, hai ăng- ten thu), một dòng dữ liệu duy nhất được truyền song song bởi hai ăng-ten riêng biệt. Một giải thuật toán học gọi là STBC (Space Time Block Codes _ Mã Khối Thời gian và Không gian) được sử dụng để mã hóa các dòng dữ liệu của hai ăng-ten đó, nhằm làm cho chúng trực giao với nhau. Điều này cải thiện tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (S/N) ở thiết bị thu, nhờ vậy người ta có thể:

 Tăng bán kính cell;

 Cung cấp thông suất tốt hơn cho các thuê bao nào khó tiếp cận (ví dụ như ở các điều kiện trong nhà khó khăn, hoặc đang di chuyển với tốc độ cao);

 Truyền bằng phương thức điều chế cấp cao hơn (ví dụ như 64-QAM) trong khi sử dụng ít bit sửa lỗi hơn; điều này đến lượt nó lại làm tăng tốc độ truyền tới thuê bao.

 Matrix B: Tăng dung lượng. Trong chế độ truyền MIMO này, còn được gọi là SM-MIMO (Spatial Multiplexing MIMO), mỗi ăng-ten gửi đi một dòng dữ liệu hoàn toàn độc lập, như đã mô tả trong các mục bên trên. Như vậy, tốc độ truyền có thể được tăng gấp đôi, miễn là CPE của thuê bao ở gần trạm cơ sở và có điều kiện nhận sóng tuyệt hảo.

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG SAU 3G (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)