Chuyển qua chuyển lại giữa những công nghệ vô tuyến khác nhau

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG SAU 3G (Trang 56)

LTE và LTE-Advanced

3.2.5. Chuyển qua chuyển lại giữa những công nghệ vô tuyến khác nhau

3.2.4. Đường giao tiếp với cơ sở dữ liệu người dùng

Một đường giao tiếp quan trọng nữa trong các mạng lõi LTE là đường giao tiếp S6 nối giữa các MME và cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin thuê bao. Trong UMTS/GPRS/GSM, cơ sở dữ liệu này được gọi là HLR (Home Location Register). Trong LTE, HLR được sử dụng lại và được đổi tên thành Home Subscriber Server (HSS). Về cơ bản, HSS là một HLR cải tiến, và chứa thông tin thuê bao cho GSM, GPRS, UMTS, LTE và IMS (IP Multimedia Subsystem). Tuy nhiên không giống như trong UMTS, đường giao tiếp S6 không dùng giao thức MAP (Mobile Application Part) dựa trên SS-7, mà dùng giao thức Diameter dựa trên IP. HSS là một cơ sở dữ liệu kết hợp, và nó được sử dụng đồng thời bởi các mạng GSM, UMTS và LTE thuộc cùng một nhà cung cấp dịch vụ mạng. Vì thế, ngoài đường giao tiếp S6 dành cho LTE ra, nó tiếp tục hậu thuẫn đường giao tiếp MAP truyền thống.

3.2.5. Chuyển qua chuyển lại giữa những công nghệ vô tuyến khác nhau nhau

Trong thực tế, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ mạng đang triển khai một mạng LTE đều có sẵn một mạng GSM và UMTS rồi. Bởi lẽ vùng phủ sóng của một mạng LTE mới chắc chắn lúc đầu sẽ rất hạn chế, cho nên nhất thiết các thuê bao phải có khả năng chuyển qua chuyển lại giữa các công nghệ mạng truy nhập khác nhau để không mất đi đường truyền cùng địa chỉ IP đã được cấp phát. Hình 3.2 cho thấy điều này được thực hiện trong thực tế như thế nào, khi một người dùng di chuyển ra khỏi vùng phủ sóng của một mạng LTE và vào vùng phủ sóng của một mạng UMTS thuộc cùng một nhà cung cấp dịch vụ mạng. Khi người dùng di chuyển ra khỏi vùng phủ sóng LTE, UE báo cáo với eNodeB rằng đã tìm thấy một cell UMTS (hoặc GSM). Báo cáo này được eNodeB gửi chuyển tiếp về MME nào mà liên hệ với SGSN 3G (hoặc 2G) chịu trách nhiệm cell đó và yêu cầu tiến hành một thủ tục chuyển giao. Đường giao tiếp được dùng cho mục đích đó được gọi là S3, và dựa trên giao thức được dùng cho các thủ tục định vị lại liên- SGSN. Kết quả là không cần có sự sửa đổi phần mềm nào trên SGSN 3G (hoặc 2G) ấy để hậu thuẫn thủ tục này cả. Sau khi mạng vô tuyến 3G đã được chuẩn bị cho cuộc chuyển giao rồi, MME sẽ gửi một lệnh chuyển giao đến UE thông qua eNodeB. Sau khi việc chuyển giao đã được thi hành xong, đường hầm dữ liệu người dùng giữa Serving-GW và eNodeB được định tuyến lại đến SGSN ấy. Sau đó MME được giải phóng khỏi trách nhiệm quản lý thuê bao, bởi vì nhiệm vụ này được SGSN ấy tiếp quản rồi. Tuy nhiên Serving-GW vẫn còn trên đường truyền dữ liệu người dùng thông qua đường giao tiếp S4 và đóng vai trò như một GGSN 3G theo quan điểm của SGSN. Vì thế, theo quan điểm của SGSN thì đường giao tiếp S4 được xem là đường giao tiếp Gn 3G nối giữa SGSN và GGSN.

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG SAU 3G (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)