Công nghệ EDGE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MẠNG THÔNG TIN

3.4.3Công nghệ EDGE

Một kỹ thuật điều chế mới có thể được áp dụng tại giao diện vô tuyến là 8-PSK sao cho một ký tự có thể mang 3 bit thông tin và do vậy tốc độ sẽ được cải thiện đáng kể. Khi kỹ thuật này được kết hợp với các kỹ thuật mã hóa kênh phức tạp, người ta có thể đạt được tốc độ dữ liệu 48kb/s so với 9,6kb/s cho một kênh ở GSM truyền thống và trong trường hợp này một bit thông tin chính làm một ký tự tại giao diện vô tuyến. Kỹ thuật làm tăng tốc độ

dữ liệu trên được gọi là EDGE như hình 3.9.

Sự phát triển của EDGE được chia làm hai giai đoạn:

EDGE giai đoạn một được biết như là E-GPRS (Enhanced GPRS). Cũng như vậy BSS biến đổi thành E-RAN (Mạng truy nhập vô tuyến EDGE). Giai đoạn 1, EDGE xác định các phương pháp điều chế và mã hóa kênh nhằm

đạt được tốc độ dữ liệu lên đến 384kb/s cho lưu lượng chuyển mạch gói dưới các điều kiện xác định. Giả thiết ởđây là các thiết bịđầu cuối sẽ có 8 khe thời gian của giao diện Um sẽ cho một đường kết nối, do đó 8 x 48 kb/s=384kb/s. Ngoài ra, thiết bị đầu cuối EDGE phải ở gần BTS để sử dụng tốc độ mã hóa kênh cao hơn.

EDGE giai đoạn 2 có tên thương mại là E-HSCSD và nhằm đạt được tốc độ truyền dữ liệu trên các dịch vụ chuyển mạch kênh.

Đứng trên quan điểm phát riển mạng thì nói chung EDGE có cả ưu

điểm và nhược điểm. Ưu điểm chính của công nghệ này là có thể đạt được tốc

độ truyền dữ liệu gần như tương đương với yêu cầu phủ sóng ở vùng đô thị

của công nghệ UMTS. Nhược điểm là tốc độ dữ liệu này khó đạt được cho toàn bộ các thuê bao trên toàn Cell phủ sóng. Nếu yêu cầu cho toàn bộ một vùng với công nghệ EDGE thì chắc chắn số lượng Cell phủ sóng trong vùng này sẽ phải tăng lên đáng kể. Nói cách khác, EDGE là giải pháp đắt giá về

công nghệ sử dụng cho một trường hợp. Tương lai của công nghệ EDGE theo khía cạnh này còn phải được kiểm chứng khi nó phải cạnh tranh với các giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 68 - 70)