Cấu trúc hệ thống theo các phương pháp chuyển đổi từ GSM 1 Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MẠNG THÔNG TIN

3.4Cấu trúc hệ thống theo các phương pháp chuyển đổi từ GSM 1 Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD)

3.4.1 Dữ liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao (HSCSD)

Trong giai đoạn đầu, thuê bao GSM sử dụng đường truyền dữ liệu chuyển mạch gói, đối xứng với tốc độ 9,6kbps. Do sức ép của Internet và thư điện tử nên đường truyền dữ liệu di động tăng nhanh, hơn nữa thực tế cho thấy sự phát triển này đã bị đánh giá quá thấp tại thời điểm thiết kế mạng GSM.

Hiện nay về mặy kỹ thuật có hai giải pháp sau:

• Tốc độ tối ưu mã hoá kênh. Thực hiện được việc này đã làm tăng tốc

độ từ 9,6kbps lên 14,4 kbps.

• Làm cho dữ liệu đi qua giao diện Um nhiều hơn bằng cách sử dụng một vài kênh lưu lương thay cho một kênh. Giải pháp này được gọi là chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD

Hình 3.7: Tác động của mã hoá kênh và HSCSD

Trong môi trường tối ưu, thuê bao HSCSD có thể đạt đến tốc độ truyền dữ liệu 40-50 kbps. Giải pháp kỹ thuật này có hạn chế là lãng phí tài nguyên

và giá cước sẽ cao hơn. Việc sử dụng giải pháp HSCSD phụ thuộc rất nhiều vào chính sách giá của nhà khai thác mạng. Một vấn đề khác là phần lớn lưu lượng dữ liệu về bản chất là không đối xứng, điển hình là dùng đường truyền tốc độ thấp từ thiết bị đầu cuối đến mạng (đường lên) và dùng tốc độ cao cho

đường ngược lại (đường xuống). Về mặt kỹ thuật, giao diện chuyển mạch kênh không đối xứng Um không phải là môi trường truy nhập tốt nhất cho kết nối dữ liệu. Điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cấp mạng GSM nhằm thích hợp hơn cho việc truyền dữ liệu một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 66 - 67)