CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MẠNG THÔNG TIN
3.1 Cấu trúc mạng GSM (2G) hiện tại.
Hệ thống GSM có thể chia làm ba phần chính: hệ thống trạm gốc BSS, hệ thống chuyển mạch NSS và hệ thống quản lý mạng NMS. Đa số các chức năng đặc biệt của hệ thống GSM được thực hiện bởi hệ thống các trạm phát BSS trong việc liên lạc với đầu cuối mobile. Hệ thống trạm gốc được chia thành hai khối chức năng: trạm phát BTS và bộ điều khiển trạm phát BSC.
Một mạng GSM dung lượng cao thông thường có hàng ngàn trạm BTS. BTS cung cấp chức năng thu phát sóng vô tuyến và báo hiệu cho sự tương tác giữa các thành phần khác của mạng. Vùng phủ sóng của một trạm BTS gọi là một Cell. BSC thực hiện các chức năng chuyển mạch và điều khiển các kênh vô tuyến cho hệ thống BSS. BSC ấn định kênh vô tuyến trong toàn bộ thời
gian thiết lập cuộc gọi và giải phóng tài nguyên khi cuộc gọi kết thúc. Chức năng di động chỉ trong nội vùng hệ thống BSS được thực hiện bởi BSC. Các chức năng này làm cho cấu trúc của BSC cao hơn của BTS. Thông thường mỗi BSC điều khiển hàng chục BTS. Việc chuyển mạch giữa các thuê bao
được thực hiện bởi trường chuyển mạch trong MSC. Một MSC kết nối với các mạng khác như là mạng thoại cố định PSTN, mạng ISDN, mạng số liệu gói PSPDN…
Hình 3.1: Cấu trúc tổng quát hệ thống GSM
Một bộ số liệu logic được gọi là bộ đăng ký dữ liệu chủ, chứa đựng các thông tin liên quan đến việc đăng ký của mỗi thuê bao như các dịch vụ và vị
trí của thuê bao. Để có thể định tuyến các cuộc gọi tới, các thông tin địa chỉ
của vùng khách được chứa trong HLR. Một ngân hàng dữ liệu là bộ đăng ký dữ liệu khách VLR phụ trách việc ghi chú các đăng ký yêu cầu và thông tn vị
trí của các thuê bao cư trú trong vùng phục vụ của nó. Thêm vào đó bộ nhận thực thiết bị EIR được sử dụng để ngăn cản viêc sử dụng trộm hoặc các máy
Cuộc gọi tới máy di động MS được định tuyến tới tổng đài MSC cổng trong mạng di động công cộng mặt đất PLMN của thuê bao. Bằng cách sử
dụng các thông tin chưa trong HLR và VLR, cuộc gọi được định tuyến tới tổng đài MSC mà thuê bao đang ở đó. Trong khi thuê bao đang ở trong mạng chủ thì tổng đài MSC chủ và MSC cổng là giống nhau.
Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home Location Resister) là nơi mà thông tin về các thuê bao được lưu trữ cố định. Chức năng chính của HLR là cơ sở dữ liệu về thuê bao.
Bộ ghi định vị tạm trú VLR (Visistor Location Resister) với chức năng chính là duy trì bảo mật thông tin. AuC duy trì bảo mật thông tin và nhận dạng thuê bao cùng với VLR. EIR duy trì nhận dạng thiết bị di động liên kết với thông tin bảo mật cùng VLR.
Tên chung cho trung tâm dịch vụ gọi node mạng tương ứng là phần dịch vụ giá trị gia tăng (VAS – Value Added Service) như hình 3.2
VAS đơn giản nhất cũng gồm hai loại thiết bị: trung tâm dịch vụ tin ngắn (SMSC) và hệ thống thư thoại (VMS). Về mặt kỹ thuật, VAS đảm bảo cung cấp một số loại dịch vụ nhất định bằng cách sử dụng các giao diện chuẩn với mạng GSM và nó có thể có hoặc không có các giao diện riêng ra các mạng khác. Trên quan điểm phát triển dịch vụ, VAS là bước đầu tiên để tạo danh thu với các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng GSM
Hình 3.3:Mạng thông minh
Khái niệm mạng thông minh IN (Intelligent Network) được tích hợp cùng với mạng GSM. Về mặt kỹ thuật, nó làm thay đổi cơ bản các phần tử
của mạng chuyển mạch nhằm thêm vào chức năng IN, ngoài ra bản thân mạng IN là một bộ phận tương đối phức tạp. IN có khả năng phát triển dịch vụ hướng tới tính cá nhân và nhà khai thác mạng có thể nhờ IN đểđảm bảo an toàn kinh doanh. Ví dụ các thuê bao trả trước hầu hết được triển khai nhờ
Tóm lại: So với những khả năng vượt trội như truyền dữ liệu tố độ cao, dung lượng hệ thống lớn và chống lại ảnh hưởng của can nhiễu mà mạng thông tin di động thế hệ ba mang lại thì mạng 2G hiện tại sẽ không đáp ứng được. Chính vì vậy đi lên 3G là tất yếu mà con đường tiến lên 3G từ mạng GSM là CDMA băng thông rộng W-CDMA.