Chuẩn hóa IMT-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2: MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ

2.1.2Chuẩn hóa IMT-

Nghiên cứu về IMT-2000 đã được bộ phận thông tin vô tuyến của ITU ( ITU-R ) bắt đầu thực hiện từ năm 1985. Cùng với nghiên cứu này, bộ phận chuẩn hóa viễn thông của ITU ( ITU-T ) đã coi việc nghiên cứu IMT-2000 là một nhiệm vụ quan trọng và đã tiến hành các nghiên cứu về các giao thức báo hiệu lớp trên, các nhận dạng, các dịch vụ, mã hóa thoại hình ảnh… Tiếp theo các nghiên cứu này là các nghiên cứu về các thông số kỹ thuật chi tiết cho Dự

án đối tác thế hệ 3 (3GPP) thực hiện và những nỗ lực nhằm xây dựng sự

thống nhất chung giữa các tổ chức hướng tới sự phát triển của một giao diện vô tuyến được chuẩn hóa.

Trước hết, ITU-R làm rõ những yêu cầu tối thiểu đối với giao diện vô tuyến IMT-2000. Bảng 2.1 mô tả những yêu cầu này. Đáp lại, các quốc gia và tổ chức được yêu cầu đề xuất một giao diện vô tuyến thỏa mãn các yêu cầu này.

Ngoài ITU, còn có các quốc gia, khu vực và các tổ chức cũng tiến hành các nghiên cứu như ARIB (Association of Radio Industries and Businesses) của Nhật và ETSI (European Telecommunication Standard Institude). Kết quả

là 10 hệ thống thông tin mặt đất và 06 hệ thống thông tin vệ tinh đã được đề

xuất lên ITU-R, tất cả các đề xuất này sau đó đã được một nhóm gồm nhiều nước và tổ chức khác nhau đánh giá. Sau khi các hệ thống này được xác nhận là thỏa mãn yêu cầu của IMT-2000, các đặc tính chủ yếu của giao diện vô tuyến được cải tiến trên cơ sở xem xét các đặc tính tần số vô tuyến (RF) và các đặc tính băng gốc quan trọng. Những nỗ lực đồng thời xảy ra nhằm tạo dựng được sự thống nhất giữa những người chủ trương xây dựng một giao diện vô tuyến chuẩn, được thể hiện trong bản kiến nghị về các thông số cơ

bản tháng 3/1999. Như mô tả trong hình 2.2 và 2.3, bản kiến nghị đã đưa ra các nội dung liên quan đến giao diện vô tuyến IMT-2000 như sau:

• Chuẩn giao diện vô tuyến bao gồm các công nghệ CDMA và TDMA • CDMA bao gồm các phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp song công

phân chia theo tần số (FDD), phương thức đa sóng mang FDD và phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD). Tốc độ chip tương ứng của phương thức trải phổ trực tiếp FDD và đa sóng mang FDD là 3,84 Mc/s và 3,6864 Mc/s.

• Nhóm TDMA bao gồm phương thức sóng mang đơn FDD và phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)/ TDMA.

• Mỗi công nghệ vô tuyến này phải có thể hoạt động trên hai mạng lõi 3G chính. Ví dụ: phiên bản của GSM và ANSI-41(Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ )

Các khuyến nghị nêu các thông số kỹ thuật của mỗi phương thức: trong

IMT-2000 CDMA trải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 26 - 28)