Khả năng tiến lên 3G ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MẠNG THÔNG TIN

3.2Khả năng tiến lên 3G ở Việt Nam

Lịch sử phát triển của thông tin di động đã trải qua hai thế hệ và đang dần tiến sang thế hệ thứ ba 3G. Ở Việt Nam hệ thống thông tin di động đã phát triển được gần 10 năm nay, lúc đầu chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT là Vinaphone và Mobiphone

đến nay thì đã có tới 6 nhà cung cấp thông tin di động là Viettel Mobile (Tổng công ty Viễn thông Quân đội), EVN Mobile (Điện lực), S-Fone, HT Mobile (Hà Nội Telecom). Sự ra đời của Viettel Mobile đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển các thuê bao di động ở Việt Nam. Với sự cạnh tranh nhau về giá thành và các giá trị gia tăng đã thu hút một số lượng khách hàng sử dụng điện thoại lớn. Tính đến nay ở nước ta có khoảng 23 triệu thuê bao

điện thoại di động (tính cho cả 6 nhà cung cấp). Tuy đã có sự phát triển mạnh mẽ song về giá thành sử dụng dịch vụ thông tin di động ở nước ta vẫn còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Do vậy các nhà cung cấp cần phải có chiến lược giảm giá thành và nâng cao chất lượng phục vụ của mình để thu hút khách hàng nhiều hơn nữa.

Các mạng di động hiện nay (GSM&CDMA) được thiết kế nhằm mục

đích truyền thoại và các dịch vụ hướng tiếng nói (Voice – Oriented Service) cũng đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Sau khi các mạng này đưa ra thì chính những dịch vụ phụ (ví dụ SMS, MMS, EMS, định vị) chứ không phải là các dịch vụ hướng tiếng nói trở nên phổ biến qua các mạng di động.

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng và phổ biến của Internet, nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao qua mạng di động tăng rất nhanh. Điều này thì mạng di động 2G hiện tại chưa đáp ứng đủ. Do vậy cần phải đưa vào các mạng di động hiện có các biện pháp nâng cấp chẳng hạn như: Dữ liệu chuyển mạch gói tốc độ cao HSCSD, Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS. Việc nâng cấp này thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng GSM là Vinaphone, Mobiphone, Viettel cũng đã thử nghiệm đưa vào khai thác. Tuy nhiên các nâng cấp này chỉ có khả năng giới hạn (ví dụ GPRS chỉ đạt tốc độ dữ liệu thực tế 50 Kbps hoặc HSCSD chỉ đạt tới 57,6 kbps). Ngoài ra, chúng không tạo ra các dịch vụ

trong đó tốc độ dữ liệu có thể thay đổi được một cách mềm dẻo để hỗ trợ các giải pháp về chất lượng dịch vụ (QoS).

Vấn đề lớn nữa là việc thiếu tài nguyên vô tuyến cho các dịch vụ, cùng với nhu cầu về các mạng di động hiệu quả hướng dữ liệu (data – Oriented), các tài nguyên vô tuyến trong các vùng mật độ dân cư cao đã bắt đầu có xu hướng cạn dần. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở những thị trường di động đã trưởng thành như vùng thành phố đông dân (ví dụ tỉ lệ sử dung tài nguyên vô tuyến ở các nước Bắc Âu là 50% đến 80%). Do vậy cần tới công nghệ truy nhập vô tuyến mới có thể giải quyết vấn đề trên. Mạng thông tin di động thế

hệ ba 3G ra đời sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu đó

Mạng 3G hứa hẹn có triển vọng rất lớn vói nhiều ưu điểm nổi trội như: • Hỗ trợ chuyển vùng toàn cầu (Global Roaming)

• Hỗ trợđa phương tiện (Voice, data và video) • Hỗ trợ tăng dung lượng kênh và hiệu quả phổ

• Hỗ trợ mạng có cấu trúc IP (ví dụ: Mobile IP) • Hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao

- 384 Kbps khi thiết bị di chuyển, - 2Mbps khi không di chuyển

Hình 3.4: Viễn cảnh 3G

Những triển vọng của 3G:

• Giải trí bằng thông tin (Infotainment)

• Dich vụ bản tin da phương tiện (Multimedia Message Service) • Truy cập qua thiết bị di động vào Intranet/Extranet

• Truy cập qua thiết bị di động vào Internet • Các dịch vụ dựa trên cơ sở vị trí

• Các dịch vụ thoại có kèm thông tin như hình ảnh hay video (gọi chung là “Rich Voice” )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệthống thông tin di động thếhệthứba (3G) W-CDMA và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam trong tương lai” (Trang 58 - 61)