a. Biện pháp quản lý
Với dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại thị trấn chính vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thị trấn.
+ Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của thị trấn, nâng cao hiệu quả quản lý
• Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường của từng thôn.
• Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý mình.
+ Thực hiện quản lý chung cả thị trấn chứ không quản lý riêng từng thôn như hiện nay. Như vậy sẽ nắm bắt được tình hình phát sinh rác của thị trấn và cũng sẽ dễ dàng lựa chọn biện pháp quản lý thích hợp.
+ Tăng ngân sách nhà nước cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương.
+ Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp.
+ Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi. Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại..; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị trấn. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được.
+ Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).
Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống….
Reuce: Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi.
Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học.
+ Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiêm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị lêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.
b.Biện pháp xử lý
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.
+ Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…
• Sử dụng biện pháp làm phân ủ: đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ủ này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không được xử lý cẩn thận.
• Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình vào những vụ thu hoạch, tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt.
• Xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ. + Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Hiện nay, biện pháp mà thị trấn áp dụng là thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi, do phí vận chuyển đi như vậy rất cao (1 triệu 200 nghìn đồng/chuyến ) nên khó có thể áp dụng biện pháp này lâu dài. Mặt khác do nguồn kinh phí cho việc xử lý có hạn nên không thể áp dụng cho toàn thị trấn ( chỉ áp dụng cho khu Phố và thôn Kim Bài). Trước tình hình đó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở các thôn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.