Thành phần rác thả

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 48 - 51)

Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 60% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây:

Thành phần rác Tỷ lệ

Chất hữu cơ 40%

giấy, giẻ rách 12%

nhựa, cao su, bao nilon 15%

kim loại, vỏ đồ hộp 3%

thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 5%

đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 25%

(Nguồn: Điều tra hộ gia đình - 2010)

Hình 4.2.Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài

Sau quá trình phân loại rác tại các hộ gia đình thấy được rằng tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải ở các thôn nhìn chung rất khác nhau.

Bảng 4.5. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải

STT Tên thôn Chất hữu cơ (%) Chất vô cơ (%)

1 Cát Động 43 57

2 Kim Lâm 24 76

3 Kim Bài 28 72

Kết quả cho thấy khu Phố có tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (65%) do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức có mức thu nhập khá cao và ổn định. Chợ ở đây cũng rất phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát. bụi đường( do có tuyến đường 21B chạy qua).

Tiếp đến là thôn Cát Động với tỷ lệ chất hữu cơ là 43%. Cát Động là thôn thuần nông với ngành sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu do vậy thực phẩm dư thừa của các hộ gia đình được tận dụng hầu hết cho chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở đây đều có nghề trồng rau mùng tơi trên diện tích đất màu rất lớn. Lá rau già bị bỏ đi khi thu hoạch rau (2 lần/tuần) không sử dụng được cho chăn nuôi, người dân cũng không tận dụng làm phân bón luôn cho rau mà thải bỏ chung cùng với rác thải sinh hoạt. Vì thế mà tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải của thôn vẫn khá cao.

Tại hai thôn Kim Bài và Kim Lâm do không thuận lợi về giao thông nên ở đây không có các dịch vụ ăn uống cũng như có rất ít các ngành dịch vụ khác. Người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thực phẩm thừa hàng ngày được tận dụng cho chăn nuôi là chính, lá cây rụng người dân thường đốt ngay tại vườn. Do đó thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở hai thôn này thấp, thôn Kim Bài (28%), thôn Kim Lâm (24%). Mặt khác khi đi điều tra thực địa, quan sát thấy tại 2 thôn này người dân đun nấu bằng than tổ ong rất phổ biến nên lượng xỉ than thải ra ở hai thôn này là khá caovà nhìn chung thì rác thải tại đây chủ yếu là rác vô cơ (túi nilon, xỉ than, đất cát, rẻ rách….).

Hình 4.3. Tỷ lệ rác hữu cơ và vô cơ tại các thôn của thị trấn Kim Bài

Việc phân tích số liệu và khảo sát thực địa cho thấy các thôn có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau thì lượng rác thải phát sinh cũng khác nhau kể cả về khối lượng và thành phần các chất nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là các chất hữu cơ.

Tỷ lệ các chất hữu cơ cao rất thuận lợi cho việc tận dụng rác thải để sản xuất phân bón nếu rác thải được phân loại đúng cách. Tuy nhiên đây cũng là bất lợi cho công tác thu gom và xử lý vì rác thải không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 48 - 51)