a. Thôn Cát Động
+ Tự tiêu hủy: Hình thức này diễn ra tại đây ít, tuy nhiên hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven ao, bờ mương còn khá phổ biến. Tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 16.8 %.
+ Tái sử dụng: Các hộ gia đình thường có thói quen giữ lại những loại rác thải có thể tái chế được như hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để bán cho người đi thu mua đồng nát.
Hình thức tái sử dụng thứ hai là người dân tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày vào chăn nuôi.Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 42,2%.
+ Thu gom: đây là hình thức xử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn Cát Động. Rác thải không được tận dụng từ các hộ gia đình, các chợ, trường học… được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thôn. Bãi rác của thôn rộng khoảng 200 m2 (theo số liệu của trưởng thôn Cát Động), bãi rác này nằm ở cách đồng gần chân đê (cách đê khoảng 150m). Đây chỉ là vùng đất được thôn chọn để đổ rác chứ chưa hề có nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn vị trí xây dựng bãi rác hợp vệ sinh. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác là khi mà rác thải nhiều họ sẽ tiến hành đốt rác. Khói khi đốt rác theo chiều gió sẽ đưa vào trong thôn gây ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%.
b. Thôn Kim Bài
+ Tự tiêu hủy: đây vẫn còn là hình thức khá phổ biến của người dân trong thôn, việc tự tiêu hủy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đổ tại góc vườn, đổ tại các khu đất trống, đổ ra vên bờ mương… Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 22%.
+ Tái sử dụng: là hình thức khá phổ biến đang diễn ra trong thôn. Họ giữ lại những vật liệu có thể bán được và bán cho người thu mua phế liệu. Bên cạnh việc tận dụng phế liệu để bán là hình thức tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa của nhiều hộ gia đình vào chăn nuôi. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%.
+Thu gom: rác sau khi thu gom được vận chuyển đến vị trí đặt côngtennơ để đổ. Vị trí đặt côngtennơ cách đường 21B khoảng 500m, cạch đường lớn thuận tiện cho xe ô tô vào vận chuyển đi. Mỗi khi côngtennơ chứa đầy rác, thôn sẽ báo với người chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường ở UBND thị trấn vận chuyển rác đi xử lý. Rác sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển đến bãi rác Lam Sơn để xử lý. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 37%.
c. Thôn Kim Lâm
+Tự tiêu hủy: là hình thức phổ biến đang diễn ra trong thôn. Do ở thôn Kim Lâm mới bắt đầu áp dụng thu gom rác thải vảo tháng 1/2010 nên người dân chưa quen hẳn với việc tập trung rác thải chờ người thu gom đến đem đi mà thường tự tiêu hủy tại nhà như đốt rác trong vườn, đổ ra bờ ao, mương trong làng… gây ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 26,5%.
+ Tái sử dụng: Ngay trong thôn có hộ chuyên thu mua sắt vụn nên những phế liệu có thể tận dụng như: vỏ lon, đồ nhựa hỏng, đồ kim loại… họ đều tận dụng để đem bán.
Trong thôn các hộ chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình là phổ biến nên thực phẩm dư thừa hầu như được giữ lại cho chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 39 %.
+Thu gom: là hình thức sử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn. Rác thải không tận dụng được người thu gom vận chuyển ra bãi rác của thôn.Bãi rác của thôn được chọn là một thùng ngoài cách đồng của
làng. Hình thức xử lý duy nhất tại đây là đốt rác và chỉ một phần rác thải cháy được. Bãi rác của thôn là một bãi rác lộ thiên nằm ngay cạch đường đi ra đồng nên khi người dân đi làm đồng sẽ phải ngửi mùi ở bãi rác bốc lên rất khó chịu. Mặt khác thùng cũng nằm cạch mương tưới tiêu nước nên nước chảy sang bên thùng chứa rác rất nhiều làm cho rác một phần bị dìm trong nước phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường nước, môi trường không khí tại đây. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 34,5%
Hình 4.7 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân thôn Kim Lâm
d. Khu Phố
+ Tự tiêu hủy: Hình thức xử lý này diễn ra rất ít tại đây do ý thức người dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường là khá cao. Theo khảo sát thực địa thì rất ít hộ vứt rác ra đường, phần rác tồn tại trên đường giao thông chủ yếu là do việc vứt rác bừa bãi của người qua đường. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 5,5%.
+ Tái sử dụng: Hình thức này diễn ra cũng không đáng kể. Việc tái sử dụng chủ yếu là việc giữ lại các phế thải có thể bán được để bán đồng nát nhưng hình thức này cũng không nhiều.
Hình thức tái sử dụng thứ hai là tận dụng thực phẩm thừa làm thức ăn chăn nuôi là hầu như không có do các hộ gia đình tại Khu Phố hầu hết không chăn nuôi. Vì thế tại đây rác thải có thể tận dụng được hầu hết không được tận dụng mà đều bị thải bỏ. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 10%.
+ Thu gom: đây là hình thức xử lý chính tại khu Phố. Rác thải được người đi thu gom rác thu gom hàng ngày vận chuyển đến vị trí đặt côngtennơ và đổ ở đó. Sau đó thì công ty môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến vận chuyển rác đến bãi rác Lam Sơn để xử lý. Tuy nhiên do vị trí đặt côngtennơ nằm ngay cạch đường 21B mà tuyến đường này xe cộ hàng ngày lưu thông qua lại rất đông nên gây ô nhiễm không khí và làm mất mỹ quan đô thị. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 84,5%.