Thực trạng rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Bài 1 Nguồn phát sinh rác thả

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 47 - 48)

4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải

Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn Kim Bài

Nguồn Khối lượng

(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

RTSH hộ gia đình 3,92 62,32

Rác thải từ các chợ 0,83 13,24

Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công

Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0,59 8.98

Tổng 6,29 100

( Nguồn:UBND thị trấn Kim Bài)

Từ bảng trên cho thấy: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,32%).

Rác thải từ các chợ: thị trấn Kim Bài có 3 thôn và một khu phố, mỗi nơi có 1 chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.

Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn. Do khu phố thuộc thị trấn có tuyến quốc lộ 21B chạy qua, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn.... Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (15,07%).

Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic...

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 47 - 48)