Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 39 - 40)

a) Tài nguyên đất

Trong phạm vi của huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi là loại đất có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố chủ yếu ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.

- Đất phù sa không được bồi có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá, và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi như ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng…

- Đất phù sa gley có diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình úng trũng và canh tác ruộng nước. Đây là loại đất chuyên để trồng lúa, ở những chân tương đối cao dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ/năm và có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực của huyện, phù hợp với mô hình lúa – cá, lúa – cá - vịt như ở Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động…

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, đặc biệt là khu vực ngoài đê có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng vào sông Nhuệ qua hệ thống thuỷ nông La Khê, và sông Đáy. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha), đặc biệt là đầm Thanh Cao – Cao Viên.

Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng, còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chua đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cây trồng vùng bãi.

- Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.

Một phần của tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TT Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w