Mỗi ngày chỉ cần trực ở hệ thống xử lý nước thải 2giờ, (lấy người từ hệ thống quản lý kỹ thuật)
Như vậy phải trả cho chi phí vận hành hệ thống XLNT 200.000đ/người.tháng Chi phí nhân công cho 1 m³ nước thải :
thải nước đồng/m 2 , 222 30.30 000 200 = 3 5.2.4. Tổng chi phí vận hành
Tổng chi phí vận hành = Chi phí năng lượng + Chi phí hóa chất + Chí phí nhân công = 2600 + 150 + 222,2 = 3.000 đồng/m3 nước thải
CHƯƠNG 6.
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO BỆNH VIỆN TƯ BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG
6.1. Hướng dẫn quản lý - vận hành hệ thống xử lý nước thải 6.1.1. Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động 6.1.1. Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động
Sau khi công trình đã xây dựng xong, bước tiếp theo là đưa công trình vào hoạt động chạy chế độ.
Trong suốt giai đoạn khởi động hệ thống xử lý nước thải, phải được kiểm tra và điều chỉnh chế độ làm việc của từng công trình sao cho hiêu quả làm việc của các công trình đơn vị đạt kết quả cao nhất. Đa số các HTXNT khi đưa vào chạy chế độ, người ta dùng nước sạch để đảm bảo các yêu cầu vệ sinh khi cần sửa chửa.
Mỗi công trình đơn vị có một khoảng thời gian dài ngắn khác nhau trước khi bước vào hoạt động ổn định. Đối với công trình xử lý sinh học, khoảng thời gian để hệ thống bước vào giai đoạn hoạt động ổn định tương đối dài, từ 1 ÷ 2 tháng, khoảng thời gian đó để cho vi sinh vật thích nghi và phát triển.
Trong thời gian đó, phải thường xuên lấy mẫu phân tích, xem xét hiệu quả làm việc của toàn hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện:
TT Tên thiết bị Vị trí hiệu Ký Mô tả hoạt động
1 Bơm nước thải từ bể gom
Bể gom
B01 P-01/02 Hoạt động ở hai chế độ: 1. Chế độ tay: (ON/OFF)
2. Chế độ tự động: hoạt động của 02 bơm theo mực nước trong bể gom. Có 2 mức tín hiệu mực nước:
− − −
Dưới mức 01: tất cả các bơm tắt
Dưới mức 02: 02 bơm hoạt động luân phiên nhau theo thời gian đã định sẳn.
2 Bơm nước thải từ bể điều hòa kỵ khí Bể điều hòa kỵ khí B02 P02- 01/02 Hoạt động ở hai chế độ: 1.Chế độ tay: (ON/OFF)
2.Chế độ tự động: hoạt động của 02 bơm theo mực nước trong bể. Có 2 mức tín hiệu mực nước:
− −
Dưới mức 01: tất cả các bơm tắt
Dưới mức 02: 02 bơm hoạt động luân phiên nhau theo thời gian đã định sẳn.
3 Bơm tuần hoàn bùn Bể lắng B05 P05- 01/02 Hoạt động ở hai chế độ: 1. Chế độ tay: (ON/OFF)
2. Chế độ tự động : Hoạt động lệch pha với bơm từ bể gom, luân phiên theo chế độ đã định sẳn. 4 Bơm định lượng Chlorine Bồn pha hóa chất PĐL Hoạt động ở hai chế độ : 1. Chế độ tay : (ON_OFF)
2. Chế độ tự động : Hoạt động cùng pha với bơm từ bể điều hòa kỵ khí. 5 Máy thổi khí Bệ đặt thiết bị MTK- 01/02 Hoạt động ở hai chế độ : 1. Chế độ tay : (ON_OFF)
2. Chế độ tự động : Luân phiên đổi máy mỗi 2 giờ
6.1.2. Phương pháp kiểm tra theo dõi chế độ làm việc của các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải
• Vận hành hệ thống xử lý hàng ngày cần phải đảm bảo các yếu tố:
− Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải trong bể FBR, (1,5 ÷2mg/l) − Điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn để đảm bảo quy trình anoxic
− Lấy rác định kỳ từ thiết bị lược rác − Kiểm tra tính ổn định của các thiết bị − Lấy mẫu phân tích định kỳ
• Kiểm tra chế độ làm việc của các công trình
− Lượng nước thải chảy vào hố gom và từng công trình xử lý; − Lưu lượng không khí cấp vào bể FBR;
− Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu:pH, SS, COD, BOD, SVI; − Hiệu suất làm việc của các công trình;
− Năng lượng điện tiêu thụ; − Lượng hóa chất tiêu thụ.
6.1.1. Tổ chức quản lý và nguyên tắc an toàn lao động
• Tổ chức quản lý
Nhiệm vụ chức năng của các cá nhân, phòng ban… phải được rõ ràng
Tất cả các công trình, máy móc phải có hồ sơ sản xuất theo dõi và bổ sung những thay đổi mới
Các công trình, máy móc thiết bị phải được giữ nguyên, không được thay đổi về chế độ công nhệ
Tiến hành bảo dưỡng, đại tu đúng kỳ hạn đã được phê duyệt
Nhắc nhở các công nhân thường trực ghi chép đầy đủ các sự biến động thất thường của hệ thống
Tổ chức cho công nhân vận hành học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, đồng thời trang bị cho họ các kỹ năng về an toàn lao động.
• An toàn lao động
Khi công nhân mới vào làm việc cần trang bị cho họ các kiến thức cơ bản về an toàn lao động
Mỗi công nhân phải được trang bị đầy đủ áo quần, và các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết khác. Công nhân cần lưu ý những điều sau:
− Nắm vửng quy tình hoạt động của hệ thống XLNT, hệ thống điện;
− Không được được sửa chửa hoặc bảo dưỡng thiết bị khí chưa được ngắt điện − Khi có sự cố về thiết bị, máymóc cần được ngắt điện một cách nhanh chóng − Trong quá trình hoạt động, nếu thấy có những vấn đề lạ đối với máy móc thì cần được kiểm tra sửa chửa trước khi cho hoạt động tiếp.
Trên đây là một số nguyên tắc chung nhất cho việc vận hành một hệ thống xử lý nước thải, nhằm mang lại hiệu quả cao, cũng như an toàn chon người lao công nhân.
CHƯƠNG 7.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
1. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng và phân tích nước thải của bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng, đã đề ra các tiêu chuẩn xử lý (lưu lượng nước thải, tải lượng BOD, Nitrat NO3-, Chất rắn lơ lửng SS…)
2. Trên cơ sở khảo sát một số công trình xử lý nước thải bệnh viện hiện có và tiêu chuẩn xả thải mới TCVN 6772:2000 Mức I (có lưu ý đến TCVN 5945- 1995) đã lưa chọn công nghệ A2O, để xử lý nước thải cho bệnh vịên tư bình dân Đà Nẵng.
3. Đã tính toán các công trình đơn vị (bao gồm rổ lược rác, hố gom, bể điều hòa kỵ khí, bể thiếu khí, bể hiếu khí đệm cố định FBR, bể lắng và bể khử trùng) của quy trình A2O áp dụng cho bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng.
4. Có đề xuất thêm phương án xử lý mùi hôi do quá trình kỵ khí ở hệ thống XLNT gây ra.
5. Đã lập dự toán chi tiết cho hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
6. Đã thực hiện bản vẽ chi tiết thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống XLNT
7.2. Kiến nghị
1. Hệ thống thiết kế là hệ thống A2O có kèm theo hệ thống khử mùi cần được nhanh chóng triển khai cho bệnh viện để hoàn chỉnh quy trình công nghệ 2. Cần được kiểm nghiệm tính thực tế của công nghệ trong điều kiện ở Việt
Nam và để ứng dụng cho các bệnh viện tưng tự
3. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ A2O cho các loại nước thải khác.
4. Cần tiếp tục nghiên cứu và chế tạo ra một số loại vật liệu tiếp xúc có diện tích bề mặt lớn hơn, giá thành rẻ hơn, để ứng dụng trong quá trình hiếu khí FBR, mang lại hiệu quả, kinh tế cao hơn và chiếm ít diện tích sử dụng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. BỘ QUỐC PHÒNG, CỤC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG,
Hội thảo khoa học công nghệ xử lý môi trường phục vụ quốc phòng và kinh teá, Hà Nội, tháng 4 – 2004.
[2]. BỘ QUỐC PHÒNG, TRUNG TÂM KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG
NGHỆ QUÂN SỰ, Hội nghị khoa học về môi trườ lần thứ nhất, Tuyển tập
các báo cáo khoa học, Hà Nội, 2004.
[3]. BỘ XÂY DỰNG, Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam, tập IV, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 1997.
[4]. BỆNH VIỆN TƯ BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường cho Dự án xây dựng Bệnh Viện Tư Bình Dân Đà Nẵng với 50 gường bệnh, Đà Nẵng, tháng 9 – 2002.
[5]. BỆNH VIỆN TƯ BÌNH DÂN ĐÀ NẴNG, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường cho Dự án mở rộng nâng cấp Bệnh Viện Tư Bình Dân Đà Nẵng lên 70 giường bệnh, Đà Nẵng, tháng 11 – 2004.
[6]. BỘ XÂY DỰNG, Tiêu chuẩn Xây Dựng TCXD-51-84 – Thoát nước mạng
lưới bên ngoài và công trình, Nhà bản đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2001. [7]. BỘ Y TẾ, VỤ ĐIỀU TRỊ, Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải Y
Tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2000.
[8]. BỘ Y TẾ, Tài liệu tập huấn lớp quản lý chất thải y tế tại khu vực miền Trung, Đà Nẵng, 2001
[9]. CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG BÌNH THUẬN, Dự án – hệ thống thu gom
và xử lý rác thải bệnh viện tỉnh bình thuận, trung tâm y học dự phòng và các chuyên khoa, Tp.HCM,11/1997.
[10]. ĐINH XUÂN HÙNG, Tổng luận: Quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2001.
[11]. HOÀNG HUỆ, Xử lý nước thải, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1996.
[12]. LÂM MINH TRIẾT, NGUYỄN THANH HÙNG, NGUYỄN PHƯỚC DÂN,
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, Tủ sách
Khoa học, Công nghệ và Quản Lý Môi trường của Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Tp.HCM, Tháng 11-2001.
[13]. LƯƠNG ĐỨC PHẨM, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
[14]. NGUYỄN VĂN LỤA, Quá trình và thiết bị trong trong công nghệ hóa học –
và thực phẩm, Tập 1 – Các quá trình và thiết bị cơ học, Quyển 1, Khuấy – lắng lọc, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2001.
[15]. NGUYỄN VĂN ĐỨC, Một số công thức và các bảng tra cấp thoát nước bên
trong các công trình kiến trúc dân dụng, in lần 4, Trường Đại Học Kiến Trúc
Tp.HCM, 1996.
[16]. NGUYỄN PHƯỚC DÂN, Giáo trình nước cấp và nước thải cho sinh viên
khoa môi trường, Khoa môi trường – Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM, 2003 [17]. NGUYỄN NGỌC DUNG, Xử lý nước cấp, Nhà xuất bản xây dựng, 1999.
[18]. NGUYỄN VĂN PHƯỚC, Quá trình và thiết bị trong trong công nghệ hóa
học - Tập 13 - Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, Trường Đại học kỹ thuật
Tp.HCM.
[19]. NGUYỄN NGỌC BÍCH, Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử
lý nước thải ngành chế biến cao su Việt Nam”, 2003.
[20]. NGUYỄN THỊ THU THỦY, Xử lý nước cấp, sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
[21]. TRẦN VĂN NHÂN, NGÔ THỊ NGA, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
[22]. TRẦN HIẾU NHUỆ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
[23]. TRẦN HIẾU NHUỆ, ỨNG QUỐC DŨNG, NGUYỄN THỊ KIM THÁI, Quản
lý chất thải rắn, tập 1: Chất thải rắn đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội,
2001.
[24]. TRẦN HÙNG DŨNG, NGUYỄN VĂN LỤC, HOÀNG MINH NAM, VŨ BÁ MINH, Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm, Tập 1 (quyển 2) – phân riêng bằng khí động, lực ly tâm, bơm quạt nén, tính hệ thống đường ống, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Tp.HCM, 2000.
[25]. TRỊNH XUÂN LAI, Cấp nước, tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, HàNội, 2002.
[26]. TRỊNH XUÂN LAI, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản xây dựng, 2000.
[27]. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGÀNH NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG, Sổ tay xử lý
nước, Tập I, Tập II, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, tháng 5 – 1999.
[28]. METCALF, EDDY, Wastewater Engineering treatment and reuse, Edition McGraw-Hill, 1991.
PHỤ LỤC
PL1. Các tiêu chuẩn môi trường
1. TCVN 5937-1995: TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
2. TCVN 5949-1998 ÂM HỌC – TIẾNG ỒN KHU VỰC CÔNG CỘNG VÀ
DÂN CƯ MỨC ỒN TỐI ĐA CHO PHÉP
3. TCVN 6772-2000 CHẤT LƯỢNG NUỚC – NƯỚC THẢI SINH HOẠT –
GIỚI HẠN Ô NHIỄM CHO PHÉP
4. TCVN 5945-1995 GIÁ TRỊ GIỚI HẠN NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM
TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.
PL2. Các bản vẽ thiết kế
1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể; 2. Bản vẽ sơ đồ đường ống; 3. Bản vẽ chi tiết hố gom;
4. Bản vẽ mặt bằng bố trí đường đường ống trong hệ thống XLNT; 5. Bản vẽ mặt bằng bố trí ống chờ;
6. Bản vẽ mặt cắt và các chi tiết (3bản).
PL3. Catalogue thiết bị
1. Catalogue JS-PUMP
2. Catalogue bơm BLUE-WHITE 3. Catalogue Ejector (FLYGT) 4. Catalogue bơm SHOWFOU