Các nguồn phát sinh chất thải rắn

Một phần của tài liệu hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng (Trang 39 - 42)

• Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn: chất thải rắn sinh ra do các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm như sau:

− Chất thải nhiễm khuẩn bao gồm: bông, băng, gạc, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây chuyền dịch, các ống thông.

− Các vật sắc nhọn bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mỗ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vở…

− Những chất có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu…

− Chất thải dược phẩm bao gồm: các dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng và gây độc cho tế bào.

− Các mô và các cơ quan người – động vật bao gồm: tất cả các mô cơ thể, các cơ quan tay chân, rau thai, bào thai, xác súc vật…

• Chất thải hoá học: được phân thành hai loại: Chất thải hoá học không gây nguy hại như: đường, acid béo, một số muối vô cơ và hữu cơ; chất thải hoá học nguy hại bao gồm: fomaldehid, các hoá chất quang hoá học, các loại dung môi, oxit ethylen…

• Các bình chứa có áp suất: bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung và các bình đựng khí dung một lần.

• Chất thải sinh hoạt bao gồm: Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại (như giấy báo, tài liệu, thùng các tông, túi nilon…); chất thải ngoại cảnh

• Tải lượng:

− Các chất thải rắn của bệnh viện là các loại bông băng, phẩm vật y tế, dược phẩm phế thải, bệnh phẩm, các loại đồ nhựa, nilon thuỷ tinh, kim loại, cao su và các loại tạp chất khác. Các chất thải rắn của Bệnh viện này sẽ được phân loại ngay từ đầu vào bởi các thùng chứa khác nhau theo quy định sẵn.

− Theo tính toán của tổ chức Y tế Thế Giới WTO, tải lượng chất thải rắn y học cho Bệnh viện quy mô 70 giường thải ra hàng ngày như sau:

Chất thải rắn Tải lượng

Chất có thể phân hủy 137,3 Kg/ngày đêm

Chất lây nhiễm (độc hại) 47,3 Kg/ngày đêm

Tổng cộng: 184,6 Kg/ngày đêm

− Chất thải rắn sinh hoạt tính cho Bệnh viện quy mô 70 giường, khoản 147 ÷ 196 kg/ngày đêm.

− Lượng rác sinh ra do mỗi người theo tài liệu thống kê cho thấy từ 0,25 ÷ 1,0 kg/ngày đêm. Lượng rác thải sinh hoạt sinh ra hàng ngày sẽ tỷ lệ thuận với bệnh nhân và số cán bộ công nhân trong bệnh viện. Một cách ước lượng ta có thể xác định lượng rác sinh ra mỗi ngày theo công thức sau:

Bảng 3.5. Định mức rác thải theo số bệnh nhân

Đối tượng Số lượng

Người/ngày

Định mức rác thải Kg/ngày đêm

Bệnh nhân N (0,8 ÷ 1,0)N

Cán bộ công nhân viên (0,8 ÷ 1,1)N (0,5 ÷ 0,7)N

Người nhà bệnh nhân (0,9 ÷ 1,3)N (0,5 ÷ 0,6)N

Sinh viên thực tập và khách vãng lai (0,7 ÷ 1,0)N (2,1 ÷ 2,8)N

Tổng cộng (3,4 ÷ 4,4)N (2,1 ÷ 2,8)N

− Trong đó, rác thải y tế chiếm khoảng 20% tức là khoảng (0,42 ÷ 0,56)N kg/ngày và rác thải sinh hoạt chiếm 80%.

− Chất thải rắn sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ, các thành phần trơ và khó phân huỹ là bao bì, hộp đựng đồ uống bằng PE, PET lượng rác này ít. Số liệu thống kê thành phần của rác thải sinh hoạt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.6. Thành phần cơ lý của rác thải sinh hoạt

STT Thành phần Tỷ lệ, % I. Hữu cơ 1 Thực phẩm 65 ÷ 95 2 Giấy 0,05 ÷ 25 3 Carton 0,0 ÷ 0,01 4 Bao nylon 1,5 ÷ 17 5 Plastic 0,0 ÷ 0,01 6 Vải 0,0 ÷ 5,0 7 Cao su 0,0 ÷ 1,6 8 Da 0,0 ÷ 0,05 9 Gỗ 0,0 ÷ 3,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Vô cơ

10 Thỷ tinh 0,0 ÷ 1,3 11 Sành sứ 0,0 ÷1,4 12 Đồ hộp 0,0 ÷0,06 13 Sắt 0,0 ÷0,01 14 Kim loại khác 0,0 ÷0,03 15 Bụi, tro 0,0 ÷6,1

Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.7. Thành phần vật lý của rác thải y tế được nêu trong bảng sau

STT Thành phần rác y tế Hàm lượng, % Công thức phân tử

1 Plastic 30,1 C2H3Cl

3 Vải, giấy 36,2 (C6H10O5)N

4 Lipid 0,5 C30H60 - C6H5O6

5 Protid 4,0 (C2H5O2NN

6 Xương 5,0 Ca, P

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thả y tế, 2000.

Một phần của tài liệu hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng (Trang 39 - 42)