Giảm thiểu ônhiễm không khí

Một phần của tài liệu hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng (Trang 44 - 47)

3.4.2-1. Khống chế khí thải từ máy phát điện dự phòng

Để giảm thiểu các tác động do khí thải từ máy phát điện dự phòng, bệnh viện đã tiến hành phát tán qua chiều cao ống khói H = 8m, đường kính d = 0,2m. Kết quả tính toán phát tán bằng mô hình GAUSSIAN được áp dụng.

Hình 3.1: Nồng độ SO2 tối đa tại mặt đất theo khoảng cách ảnh hưởng đối với máy phát điện 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 10 40 70 100 400 700 1000 1300 1600 1900 2200 2500 2800 3100 3400 3700 (m) (mg/m3) Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 TCVN TCVN 5937-1995 Nguồn: VITTEP, 07/2004

Kết quả tính toán ở trên cho thấy khi máy phát điện dự phòng được lắp đặt ống khói có chiều cao H = 8m và d = 0,2m thì nồng độ SO2 trong không khí xung quanh do máy phát điện dự phòng tạo ra đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-1995.

3.4.2-2. Khống chế vi khuẩn gây bệnh trong không khí

• Phải thường xuyên khử trùng, làm vệ sinh các trang thiết bị, máy móc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân một cáh kỹ lưỡng. Nên sử dụng kim tiêm, bơm tiêm loại một lần. Đối với các loại kim tiêm, bơm tiêm sử dụng nhiều lần phải tiến hành khử trùng triệt để loại này để tránh lây bệnh từ người này sang người khác. • Đối với các bệnh phẩm phải được bảo quản kỹ lưỡng, không để ngoài không

khí, phải xử lý hàng ngày vì loại chất thải này có thể bị phân huỷ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển và lây lan, ngoài ra còn tạo ra mùi thối khó chịu.

• Đối với nước thải đặt xa khu bệnh nhân, tiến hành tiệt trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

• Thường xuyên thực hiện làm vệ sinh, khử trùng khu chứa bệnh phẩm, chất thải rắn y tế.

3.4.2-3. Khống chế ô nhiễm mùi hôi do nước thải

Mùi hôi từ trạm XLNT phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hũy kỵ khí. Ngoài ra quá trình phân hủy hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ thấp.

Bảng 3.9. Một số hợp chất gây mùi có chứa lưu huỳnh tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí nước thải và ngưỡng nghe mùi của chúng.

Tên Cơng thức Mùi đặc trưng Nghiưỡện (ppm) ng phát Allyl mercaptan CH2=CH-CH2-SH Mùi tỏi– cà phê mạnh 0,00005 Amyl mercaptan CH3-(CH2)3-CH2-SH Khĩ chịu, hơi thối 0,0003 Benzyl mercaptan C6H5CH2-SH Khĩ chịu, mạnh 0,00019 Crotyl mercaptan CH3-CH=CH-CH2-SH Hơi hám 0,000029 Dimethyl sulfide CH3-S-CH3 Thực vật thối rữa 0,0001

Ethyl mercaptan CH3CH2-SH Bắp cải thối 0,00019 Hydrogen sulfide H2S Trứng thối 0,00047 Methyl mercaptan CH3SH Bắp cải thối 0,0011 Propyl mercaptan CH3-CH2-CH2-SH Khĩ chịu 0,000075 Sulfur dioxide SO2 Hăng, gây dịứng 0,009

Tert-butyl

mercaptan (CH3)3C-SH Hơi hám 0,00008 Thiocresol CH3-C6H4-SH Hơi hám, ơi 0,000062 Thiophenol C6H5SH Thối, mùi tỏi 0,000062

Nguồn: US EPA, 1985

Để xử lý mùi hôi do quá trình phân hủy kỵ khí, hệ thống XLNT được thiết kế thêm một quy trình khử mùi.

3.4.2-4. Cải thiện điều kiện vi khí hậu

• Tại khu vực dưỡng bệnh thường xuyên mở các cửa sổ đón gió, trang bị các hệ thống thông gió, tránh hiện tượng quẩn xung quanh khu vực bệnh nhân.

• Thường xuyên khử trùng khu vực phòng bệnh để tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại, tránh tình trạng phát triển bệnh thành dịch.

• Cán bộ, công nhân viên bệnh viện khi tiến hành công tác khám và chữa bệnh cho bệnh nhân phải mang khẩu trang, đeo bao tay, mặc áo blouse.

• Bệnh viện phải có đội ngũ chuyên trách công việc dội rửa, vệ sinh, khử trùng bệnh viện. Bệnh viên tiến hành thực hiện chế độ vệ sinh định kỳ hàng ngày các máy móc, thiết bị, phương tiện theo dõi sức khoẽ bệnh nhân.

• Đảm bảo diện tích cây xanh theo quy định, 15% tổng diện tích đất sử dụng

Một phần của tài liệu hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện tư bình dân Đà Nẵng (Trang 44 - 47)