1) Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Trong những năm tới công ty cần tạo lập được hành lang và môi trường đảm bảo thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của nền kinh tế, của người tiêu dùng, góp phần đạt các mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Để thực hiện tốt định hướng này, công ty cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
- Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển cụ thể về chất lượng cho từng loại sản phẩm mà công ty đang sản xuất và sẽ sản xuất, sao cho có thể khắc phục được những hạn chế còn tồn tại về chất lượng sản phẩm hiện nay. Đồng thời tìm cách nâng mặt bằng chất lượng sản phẩm chung trong toàn công ty, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trong sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Tập trung lực lượng để chế tạo được một số sản phẩm mới có chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu người tiêu dùng.
- Luôn tiếp cận nắm bắt một cách kịp thời các thông tin về khoa học công nghệ và quản lý chất lượng trong phạm vi quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới.
- Phải tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức cho cán bộ công nhân viên và lao động trực tiếp sản xuất trong phạm vi toàn công ty. Đồng thời phải biết cách tạo nên một phong trào chất lượng rộng khắp trong toàn công ty, nhằm thu hút được sự tham gia một cách nghiêm túc và toàn diện của lực lượng lao động trong công ty vào việc đảm bảo và thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm.
2) Tăng cường công tác quản lý và phấn đấu hạ giá thành đơn vị sản phẩm. phẩm.
- Sau khi đã phân đoạn thị trường, công ty đã lựa chọn được thị trường mục tiêu chính là thị trường nông thôn, định hướng tăng cường công tác quản lý và phấn
đấu hạ giá thành sản phẩm được xem là rất phù hợp để thực hiện chiến lược mở rộng thị phần của công ty.
Sở dĩ định hướng này được xem là phù hợp vì khi hạ giá thành đơn vị sản phẩm cho phép công ty có thể cạnh tranh về giá đặc biệt là với vùng nông thôn hiện nay, họ có thu nhập vào loại trung bình do đó sản phẩm của công ty phù hợp với mức chi tiêu mà những người sống ở nông thôn có thể chấp nhận được. Hơn nữa muốn hạ được giá thành đơn vị sản phẩm thì công tác quản lý phải thực sự có hiệu quả vì tăng cường công tác quản lý có thể giúp công ty sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực như: Vật liệu, linh phụ kiện, máy móc thiết bị, lực lượng lao động, nguồn vốn và các nguồn lực khác. Cho nên tăng cường công tác quản lý có thể coi là điều kiện cần để có thể hạ giá thành đơn vị sản phẩm của công ty.
3) Mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thực hiện chiến lược mở rộng thị phần:
Tăng cường dịch vụ sau bán hàng. Đây được xem là một hướng đi rất quan trọng trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải cần có được thị phần ổn định tức là có được vị trí, chỗ đứng nhất định trên thị trường mà mình kinh doanh. Do đó mở rộng mạng lưới tiêu thụ là mục tiêu rất quan trọng đối với công ty trong thời điểm hiện nay và nó còn quan trọng hơn khi ta biết rằng công ty này là một công ty còn non trẻ. Và để mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhằm tăng thị phần, từ đó tăng doanh thu và mục đích cuối cùng là tăng lợi nhuận, thì hoạt động dịch vụ sau bán hàng được xem là một nhân tố quan trọng và không thể thiếu khi công ty muốn thực hiện mục tiêu này.
Bởi vì tăng cường hoạt động dịch vụ sau bán hàng có thể giúp cho công ty thu được một số thuận lợi sau:
+ Công ty có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng từ đó mà có thể nắm rõ nhu cầu và mong đợi của khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động thiết kế và cải tiến liên tục.
+ Mặt khác, góp phần đảm bảo nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 mà công ty đang áp dụng vì vậy tăng cường và mở rộng hoạt động dịch vụ sau bán hàng cũng có thể được xem là một trong những điều.