III. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm
4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm
4.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa phải có mức chất lượng cần thiết. Mức chất lượng đó được đặc trưng bởi hệ thống chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu công dụng: đặc trưng cho các thuộc tính, xác định chức năng chủ yếu mà sản phẩm phải thực hiện và quy định những việc sử dụng sản phẩm đó.
- Chỉ tiêu độ tin cậy: đặc trưng cho tính chất sản phẩm luôn giữ được khả năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
- Chỉ tiêu lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu vệ sinh nhân chủng, sinh lý của con người liên quan tới quy trình sản xuất và sinh hoạt.
- Chỉ tiêu công nghệ: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, chi phí thấp, giá thành hạ…
- Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa:
Đặc trưng cho tính (sự thay thế) lắp lẫn của các linh kiện phụ tùng. Nhờ tác dụng thống nhất hóa mà các chỉ tiêu, các bộ phận hình thành một cách ngẫu nhiên lộn xộn, trở thành những dãy thông số kích thước thống nhất hợp lý. Điều đó cho phép tổ chức sản xuất hàng lọat những chi tiết trong các sản phẩm khác nhau.
- Chỉ tiêu thẫm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý, sự hoàn thiện, sự ổn định của sản phẩm như hình dáng, mầu sắc, cách trang trí, tính thời trang…
- Chỉ tiêu an toàn: đảm bảo cho người sản xuất và người tiêu dùng khi tiếp cận sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm.
Đặc trưng cho độ độc hại khi sử dụng sản phẩm có tác động đến môi trường.
Tùy vào điều kiện cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp nên chọn và quyết định chỉ tiêu nào là quan trọng nhất tạo lên sắc thái riêng cho sản phẩm của mình. Một sản phẩm được coi là có chất lượng cao khi nó thỏa mãn một hệ thống chỉ tiêu ràng buộc. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ràng buộc này tùy thuộc vào từng lọai sản phẩm cụ thể. Có thể phân chia sản phẩm thành hai loại thuộc hai ngành sản xuất lớn.
- Ngành sản xuất phi thực phẩm: thì các chỉ tiêu chất lượng phản ánh là độ bền, độ chính xác độ an toàn, tiện lợi khi sử dụng hình thức thẩm mỹ tính kinh tế.
- Ngành sản xuất thực phẩm thì chỉ tiêu chất lượng phải đạt là giá trị dinh dưỡng cao hệ số tiêu hóa lớn; vệ sinh an toàn cho sức khỏe các chỉ tiêu thẩm mỹ, các chỉ tiêu hóa lý tương ứng, các chỉ tiêu về kinh tế…
Ngoài ra để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp người ta còn sử dụng chỉ tiêu so sánh sau:
4.2. Nhóm chỉ tiêu có thể đo lường được (nhóm chỉ tiêu định lượng)
4.2.1. Tỷ lệ sai hỏng: Phản ánh số lượng sản phẩm hỏng trên tổng số sản phẩm sản xuất. Sản phẩm hỏng bao gồm hai loại đó là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản xuất. Sản phẩm hỏng bao gồm hai loại đó là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Bằng thước đô hiện vật:
Tỷ lệ sai hỏng = Error! x 100
Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán, song có hạn chế là không tổng hợp được các loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, khắc phục tình trạng trên ta có chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bằng giá trị:
Bằng thước đo giá trị:
Tỷ lệ sai hỏng = Error! x 100% 4.2.2. Mức chất lượng: (MQ)
Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa đặc trưng chất lượng của sản phẩm với chất lượng chuẩn:
MQ =
Error!
Q1: Mức chất lượng thực tế
Q0: Mức chất lượng theo tiêu chuẩn
sản phẩm trên thị trường.
4.2.3. Hệ số phẩm cấp bình quân:
Hệ số phẩm cấp bình quân =
(Sản lượng từng loại x giá đơn vị từng loại)
(Sản lượng từng loại sản phẩm x giá đơn vị sản phẩm loại 1) Đây là loại chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của sự tăng, giảm về chất lượng đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
4.2.4. Số lượng sản phẩm bị khách hàng trả lại:
Chỉ tiêu này được lấy từ số liệu của phòng tiêu thụ, phòng kế toán theo từng tháng, quý, năm.
Chương II
Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty