Phântích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam pot (Trang 33 - 38)

1. Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trong một số năm gần đây: Bảng 5: Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty (2003 - 2004)

Loại xe Số lượng tiêu thụ Chênh lệch

Giá bán (nđ/chiếc) Chênh lệch 2003 2004 2003 2004 Dream (Dream cao) 4874 4768 -108 7.780 7.700 -80 Dream (thấp) 4141 4080 -41 6.500 6.480 -20 GM.110 3618 4068 450 11.500 11.580 80 LF 110 - 12 1234 1540 306 19.150 19.200 50 LF 125 T - 2DF 4.273 4.884 611 9350 9380 30 LF 125T - 6A 1346 1808 462 18.800 18.900 100 Tổng 19466 21148

Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ của công ty ta thấy được một số vấn đề sau đây:

- Số lượng tiêu thụ loại xe Dream (cao) của năm 2004 so với năm 2003 đã giảm tuyệt đối là 108 (chiếc xe) hay giảm tương đối là 2,216%. Chính vì vậy mà sang năm

2004 thì công ty đã giảm giá bán của loại xe này, cụ thể là giảm 80.000/một xe. - Số lượng tiêu thụ của loại xe này bị giảm đi có thể do một số nguyên nhân sau: + Loại xe này đã quá quen mắt đối với người tiêu dùng, cho nên không tạo được cảm giác mới lạ đối với họ.

+ Hoặc cũng có thể do chất lượng của loại xe này năm 2004 đã giảm so với năm 2003 từ đó mà ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ, nhưng cũng có thể do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xe máy ngày càng tăng lên, chủng loại xe, chất lượng xe ngày càng nhiều cũng là nguyên nhân gây nên sự giảm sút trên.

- Đối với loại xe Dream (thấp): Thì số lượng tiêu thụ của năm 2004 so với năm 2003 cũng giảm tuyệt đối là 41 (chiếc) từ đó mà công ty cũng đã xem xét và giảm giá bán của loại xe này từ 6.500 đồng xuống còn 6.480 nghìn đồng tức là giảm 20 nghìn đồng/một xe.

Các nguyên nhân gây nên sự sút giảm này cũng cần phải xem xét một cách cẩn thận để có biện pháp khắc phục sự sút giảm của loại xe này.

- Đối với loại xe GM 110:

Số lượng tiêu thụ của loại xe này đã tăng nhanh từ đó mà làm cho công ty cũng có thể tăng lên về giá.

Cụ thể số lượng tiêu thụ của năm 2004 đã tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 450 chiếc và giá bán của năm 2004 cũng đã tăng so với năm 2003 là 80 nghìn đồng/1 xe.

Nguyên nhân của sự tăng lên này có thể là:

Đây là loại xe mới mà công ty tung ra trên thị trường, với chất lượng cao hơn hẳn so với xe Dream hoặc cũng có thể do mẫu mã và chất lượng của loại xe này được người tiêu dùng đánh giá cao, đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của đa số những bộ phận có nhu cầu sử dụng xe gán máy cho nên được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng.

- Đối với loại xe LF 110 - 12:

Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng tiêu thụ của loại xe này trong năm 2004 đã tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 306 (chiếc) đồng thời làm cho giá bán loại xe này năm 2004 cùng đã tăng lên so với năm 2003 là 50 nghìn đồng/1xe.

Đây được xem là một tín hiệu rất đáng mừng đối với công ty vì từ chỉ tiêu số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán một đơn vị sản phẩm tăng lên làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng lên và lợi nhuận cũng tăng từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất và phát triển.

- Đối với loại xe LF 125 - 2DF:

Đối với loại xe này số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2004 tăng tuyệt đối so với năm 2003 là 611 (chiếc) và giá bán của năm 2004 cũng đã tăng lên so với năm 2003 là 30 nghìn đồng/1xe.

- Đối với xe LF 125 - 6A:

Số lượng sản phẩm tiêu thụ của loại xe này trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 462 chiếc, đồng thời giá bán của loại xe này trong năm 2004 cùng tăng lên so với năm 2003 là 100 nghìn đồng/1xe.

Qua đó ta thấy rằng với số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, kèm theo đó là giá bán đơn vị sản phẩm cũng tăng lên, điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất, đặc biệt là vấn đề về chất lượng và hoạt động tiêu thụ của công ty đang ở trong trạng thái rất tốt. Vì vậy công ty cần phải duy trì và luôn luôn tìm cách làm tốt hơn nữa để có thể mở rộng sản xuất và phát triển một cách vững chắc.

2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm gần đây (2003 - 2004) gần đây (2003 - 2004) Bảng 6: Mã số Chỉ tiêu Số cuối kỳ 2003 Số cuối kỳ 2004 Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%) I Hoạt động kinh doanh

01 Doanh thu thuần 195.960.742 221.435.639 25.474.897 113 02 Giá vốn hàng bán 173.582.953 191.809.163 18.226.210 110,5 03 Chi phí bán hàng 6.593.237 7.384.425 791.188 110,02

04 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 4.302.755 4.733.030 430.275 110

A Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 11.481.797 17.509.021 6.027.224 152,5 II Hoạt động tài chính

05 Thu nhập hoạt động tài

chính 301.922 323.661 21.739 107,2

06 Chi phí hoạt động tài chính 1.103.725 1.192.032 88.298 108,0

B Lợi nhuận hoạt động tài

chính -(801.803) -(868.362) -(66.559)

III Các khoản thu nhập khác

07 Thu nhập khác 1.633.327 1.698.660 65.333 104 08 Chi phí khác 2.515.112 2.590.566 75.454 103 C Lợi nhuận khác -(881.785) -(891.906) -(10.121) A+ B+ Tổng lợi nhuận 9.798.209 15.748.753 5.950.544 160,7 C

Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty

- Qua bảng số so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003 và 2004 ta thấy tổng lợi nhuận của năm 2004 tăng tuyệt đối với 2003 là 5.950.544 nghìn đồng, và tăng tương đối là 60,7% đây là một chỉ tiêu đáng mừng vì điều này chứng tỏ rằng hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2004 là rất hiệu quả.

Con số này thể hiện sự cố gắng lớn lao của công ty, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Sở sĩ có được tỷ lệ lợi nhuận tăng cao như vậy là vì:

+ Tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là tương đối cao, cụ thể là doanh thu thuần của năm 2004 tăng 13% so với 2003 hay tăng tuyệt đối là 25.474.897 nghìn đồng.

+ Với một tỷ lệ như vậy ta thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu thuần là cao hơn so với tốc độ tăng của các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí bán hàng năm 2004 tăng 12% so với năm 2003, chi phí doanh nghiệp doanh nghiệp năm 2004 tăng 10% năm so với năm 2003, chi phí hoạt động tài chính của 2004 tăng 8% so với năm 2003.

- Tuy nhiên ta cần phải đặc biệt lưu ý đến hai loại chi phí đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là những chi phí không tham gia trực tiếp vào việc tạo ra giá trị gia tăng tức là việc chế tạo sản phẩm sản xuất của công ty. Nhưng trên thực tế cho thấy hai loại chi phí này vẫn tăng nhanh với một tỷ lệ tương đối cao, chi phí bán hàng tăng 12% chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10% điều này nói lên hiệu quả hoạt động quản lý của công ty là chưa thực sự cao. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải tìm hiểu, khắc phục và có những biện pháp cụ thể nâng cao hơn nữa hiệu quả việc sử dụng hai loại chi phí này.

- Đối với chỉ tiêu giá vốn hàng bán hay giá thành tổng khối lượng các loại sản phẩm, sự tăng lên hay giảm đi của hai chỉ tiêu này là do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố ta có thể liệt kê ra một số nhân tố sau:

 Số lượng sản phẩm tiêu thụ

 Giá thành đơn vị sản phẩm

 Cơ cấu sản phẩm sản xuất

Trong các nhân tố này thì nhân tố về giá thành đơn vị sản phẩm được xem là quan trọng nhất với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng số liệu ta thấy giá vốn hàng bán hay tổng giá thành các loại sản phẩm của năm 2004 tăng 10,5% so với năm 2003 (tăng tuyệt đối là 18.226.210 nghìn đồng). Đây là một tỷ lệ khá cao nó có thể là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng có thể là tín hiệu phải lo ngại đối với công ty.

 Nó sẽ trở thành tín hiệu đáng mừng nếu:

phẩm sản xuất và đặc biệt là giá thành sản phẩm không thay đổi.

 Trường hợp 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đồng thời giá thành đơn vị sản phẩm giảm, cơ cấu sản phẩm không thay đổi thì đây là một tín hiệu rất tốt để có thể khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả cao về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, do vậy công ty cần phải duy trì và phát triển hơn nữa.

 Nó sẽ trở thành tín hiệu đáng lo ngại nếu:

 Trường hợp 1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, cơ cấu sản phẩm sản xuất không thay đổi nhưng giá thành đơn vị sản phẩm lại tăng cao. Nếu trường hợp này xảy ra công ty cần phải xem xét lại những nguyên nhân làm cho giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục, chẳng hạn như xem xét lại các loại chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và các loại chi phí khác có liên quan.

 Trường hợp 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, cơ cấu sản xuất không thay đổi nhưng giá thành đơn vị sản phẩm cũng tăng, nhưng tỷ lệ và tốc độ tăng của giá thành đơn vị sản phẩm cao và nhanh hơn so với tỷ lệ và tốc độ tăng của số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu điều này xảy ra công ty cần phải có các biện pháp cụ thể để khắc phục nhằm ổn định sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây chuyền lắp ráp xe máy tại công ty Lifan - Việt Nam pot (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)