Biện pháp giảm thiểu tác động giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm (Trang 54 - 58)

Để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp được đề xuất trong giai đoạn xây dựng, các biện pháp này cần được đưa vào hợp đồng với nhà thầu và cĩ biện pháp kiểm tra bởi Chủ dự án.

4.1.1.1 Gim thiu tác động do khí thi

Ơ nhiễm khơng khí sẽ là một trong các vấn đề lớn nhất trong giai đoạn xây dựng nhà máy. Các biện pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí.

- Việc vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu hay thiết bị nặng phải dùng các xe vận tải chuyên dùng. Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra tải trước khi dùng. Dây chằng, buộc phải đảm bảo chắc chắn và tuân thủ các quy định an tồn đối với cơng tác vận chuyển;

- Bố trí các trạm trộn bê tơng cách xa tối đa khu dân cư để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi đến người dân trong khu vực;

- Điều chỉnh mật độ xe trên đường dẫn tới khu vực thi cơng, khơng gây ảnh hưởng đến sự lưu thơng trong khu vực;

- Tận dụng giao thơng thuỷ hiện cĩ trong khu vực;

- Giám sát khí thải từ hoạt động của máy mĩc thi cơng (xe cộ, xe tải, máy

ủi,…) và khí thải từ trạm trộn bê tơng, đánh giá chất lượng khơng khí xung quanh tại vị trí thuộc khu vực dự án và khu vực xung quanh qua các thơng số đặc trưng như bụi, SO2, NO2, CO.

Ưu điểm: các biện pháp giảm thiểu này cĩ tính khả thi, đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với khả năng của nhà thầu, cĩ hiệu quả tối đa nếu được giám sát đầy

đủ và nghiêm túc.

Nhược điểm: chỉ giảm thiểu, khơng thể khắc phục triệt để tác động.

4.1.1.2 Gim thiếu tiếng n và rung

Cơng nhân xây dựng sẽ là đối tượng chính, kế đĩ là người dân khu vực chịu

Các biện pháp sau đây được áp dụng để giảm thiểu tiếng ồn.

- Cơng nhân được trang bị các thiết bị bảo vệ tai khi làm việc tại khu vực cĩ

độồn cao;

- Giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực cĩ tiếng ồn quá giới hạn cho phép;

- Xây dựng tường rào khu vực dự án ngay từđầu giai đoạn xây dựng để hạn chế tiếng ồn, bụi từ dự án ra khu vực xung quanh;

- Bố trí các nguồn gây tiếng ồn lớn ra xa khu dân cư. Tùy theo cường độ của các nguồn tiếng ồn, dự án sẽ bố trí tất cả các nguồn gây ra tiếng ồn lớn như

trạm trộn bê tơng, máy đĩng cọc,…;

- Tất cả các hoạt động xây dựng được tiến hành vào ban ngày; - Sử dụng các phương pháp và thiết bị phát ra tiếng ồn, rung thấp;

- Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo độồn, chỉ nhấn cịi khi cần thiết;

- Quản lý tốt sinh hoạt của cơng nhân xây dựng, tránh gây ồn ào làm mất yên tĩnh trong thời gian nghỉ của người dân địa phương;

- Các biện pháp liên quan đến hoạt động xây dựng của các nhà thầu sẽđược

đưa vào điều kiện dự thầu và được xét đến khi tuyển thầu.

Ưu và nhược điểm:

- Các biện pháp giảm thiểu này đơn giản, khơng cần cơng nghệ hay kỹ thuật phức tạp và dễ thực hiện;

- Phải cĩ sự cam kết của nhà thầu xây dựng và kiểm tra của Chủ dự án; - Chỉ giảm thiểu, khơng khắc phục triệt để tác động.

4.1.1.3 Gim thiu tác động do nước thi

Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng của dự án đều cĩ phát sinh nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải phát sinh khơng đáng kể, được thu gom và thốt ra hệ thống thốt nước của khu cơng nghiệp Xuyên Á. Do đĩ, khơng gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt mà chỉ tác động đến khả năng chịu tải của hệ thống xử lý nước thải KCN Xuyên Á.

+ Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng, nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cơng nhân, nguồn ơ nhiễm này gây ơ nhiễm cả mơi trường đất và nước, đặc biệt là mơi trường nước. Ước tính lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn này vào khoảng 1,53 m3/ng (trình bày trong Chương 3). Nước thải sinh hoạt cĩ lưu lượng khơng lớn nhưng cĩ nồng độ ơ nhiễm

cao, thời gian xây dựng lại kéo dài nên để hạn chếảnh hưởng do nước thải của cơng nhân đến mơi trường, chủ đầu tư sẽ bố trí các nhà vệ sinh di động đơn giản đặt tại cơng trường. Nước thải sau khi qua nhà vệ sinh, sẽ được thu gom theo các rãnh thốt nước và tạm thời đấu nối vào thống thu gom nước thải của KCN Xuyên Á.

+ Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cĩ thể

cuốn theo đất cát, dầu mỡ gây ơ nhiễm đến hệ thống thĩat nước của khu vực. Do đĩ, để giảm thiểu tác động do nguồn nước này, các biện pháp sẽđược thực hiện bao gồm:

- Khơng thải chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát đá,…) và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước. Mọi loại chất thải phải được thu gom và chuyển đến khu vực xử lý chất thải theo đúng quy định của địa phương; - Khơng để tạo ra các ao, vũng nước trong khu vực cơng trường để ngăn

ngừa ơ nhiễm nước và tránh phát triển ruồi muỗi, chuột bọ để bảo vệ sức khỏe cho người dân;

- Hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực cĩ dầu mỡ, máy mĩc cũng như

những nơi cĩ cơng tác đào đắp dở dang;

- Bố trí các kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an tồn, tránh hiện tượng tràn

đổ dầu cũng như cĩ biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình thi cơng để hạn chế tối đa khả năng ơ nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;

- Khơng thải chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải) từ các lán trại của cơng trình vào nguồn nước. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom và vận chuyển đến bãi thải xử lý theo hợp đồng với nhà thầu xây dựng nhà máy hoặc với đơn vị phụ trách mơi trường đơ thị của địa phương. Nhà vệ sinh đủ

cho số lượng cơng nhân và cĩ bể tự hoại trước khi thải ra mơi trường.

Ưu và nhược điểm:

- Các biện pháp giảm thiểu này đơn giản, khơng cần cơng nghệ hay kỹ thuật phức tạp và dễ thực hiện;

- Các biện pháp này phụ thuộc phần lớn vào ý thức bảo vệ mơi trường của lực lượng cơng nhân trên cơng trường, do đĩ cần kết hợp với biện pháp giáo dục, thưởng phạt rõ ràng và phải được kiểm tra bởi Chủ dự án.

4.1.1.4 Gim thiu tác động do rác thi

Để giảm thiểu tác động của chất thải rắn xây dựng và sinh hoạt, ngồi ra cịn cĩ một khối lượng nhỏ chất thải rắn nguy haị. Đối với mơi trường đất thì dự án sẽ thực hiện thu gom và xử lý như sau:

Chất thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động của cơng nhân trong khi thi cơng dự án sẽđược thu gom vào các thùng chứa cĩ nắp đậy và hợp đồng với các

đơn vị thu gom chất thải rắn ởđịa phương; - Cht thi rn xây dng

+ Xà bần sẽđược sử dụng để san lấp nền;

+ Sau khi kết thúc, các loại cốt pha bằng gỗđược bán để làm nguyên liệu

đốt;

+ Các loại sắt thép vụn được thu gom lại và bán cho các cơ sở thu mua phế

liệu;

+ Các loại rác khác như bao giấy (bao xi măng) thùng nhựa, dây nhựa, cây cỏ … tách riêng để bán cho các cơ sở tái chế hoặc các đơn vị vệ sinh cơng cộng địa phương

thu gom.

+ Đất, bùn phế thải khơng sử dụng được thì khơng được đổ xuống ao, hồ, sơng, rạch, mà sẽ hợp đồng với các đơn vị vệ sinh cơng cộng địa phương

để thu gom.

- Cht thi nguy hi

Đối với chất thải rắn nguy hại từ cơng trường bao gồm các loại dầu mỡ thải, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, hĩa chất xây dựng như sơn, chất chống thấm,… với khối lượng khoảng 50 kg/tháng được lưu trữ tại nơi qui định trong cơng trường và ký hợp đồng với đơn vị cĩ chức năng xử lý chất thải nguy hại để

thu gom.

Ưu và nhược điểm của các biện pháp giảm thiểu:

- Các biện pháp giảm thiểu này đơn giản, khơng cần cơng nghệ hay kỹ thuật phức tạp, dễ thực hiện;

- Sẽ được thực hiện và mang lạ hiệu quả tốt nếu nhà thầu xây dựng và cơng nhân cĩ ý thức hoặc được giáo dục bảo vệ mơi trường và được kiểm tra bởi Chủ dự án.

4.1.1.5 Gim thiu tác động đến mơi trường kinh tế xã hi

Nhằm đảm bảo điều kiện sống của cơng nhân xây dựng, hạn chế nguy cơ lan truyền dịch bệnh do tập trung lao động trong mơi trường sống khơng đảm bảo vệ sinh là một trong những nguy cơ làm tăng áp lực lên hệ thống y tế địa phương, cần đưa các yêu cầu sau đây vào hợp đồng với nhà thầu thi cơng: - Xây dựng lán trại tại cơng trường;

- Đảm bảo điều kiện vệ sinh cho cơng nhân và ban chỉ hủy cơng trường; - Tổ chức ăn uống hợp vệ sinh;

- Cĩ bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các cơng tác vệ sinh mơi trường, an tồn lao động và kỹ thuật lao động cho cơng nhân;

- Các nhà thầu xây dựng sẽ bị ràng buộc trong các hợp đồng xây dựng về

trách nhiệm vệ sinh mơi trường và an tồn lao động tại cơng trường;

- Dự án sẽ đặt vấn đề quản lý kỷ luật đối với tất cả các cơng nhân làm việc trên cơng trường, kể cả cơng nhân tạm tuyển. Thơng báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý hành chánh những người vào làm trong dự án nhằm tránh phát sinh các tệ nạn xã hội, giảm thiểu xung đột giữa cơng nhân địa phương và người dân khu vực.

Các biện pháp này cĩ tính khả thi cao, hiệu quảđạt được sẽ tốt tuy nhiên cần cĩ sự phối hợp thật sự chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các nhà thầu (đơn vị trực triếp quản lý cơng nhân xây dựng).

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)