Chi phí huy động vốn của NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long” potx (Trang 53 - 61)

Chi phí huy động vốn của chi nhánh cũng bao gồm chi phí lãi huy động và chi phí phi lãi suất. Chi phí phi lãi suất thuộc về chi phí quản lý do đó rất khó để tiết

kiệm và giảm thiểu. Vì vậy chi phí lãi huy động luôn được quan tâm sao cho vừa

mang tính cạnh tranh và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận mang tính quy mô cho

ngân hàng.

Bảng 2.5: Lãi suất huy động vốn theo VNĐ và ngoại tệ cuối các năm.

Đơn vị: %/năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền gửi bằng VNĐ 8,3 7,41 9,45 10,34 Tiền gửi bằng USD 3,5 4,71 3,2 3,3 Tiền gửi bằng EUR 1,89 2,03 2,52 1,5

(Nguồn: NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long)

Mức lãi suất của ngân hàng luôn mang tính thời điểm. Tùy từng thời điểm

khác nhau mà mức lãi suất sẽ biến động khác nhau thích hợp với từng thời kì nhằm đảm bảo tính sinh lời trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mức lãi suất

không có một quy luật nào cả, chỉ có sự biến động theo thị trường. Nhìn vào bảng

lãi suất trên ta có thể thấy rằng mức lãi suất của ngân hàng ở cuối mỗi thời kì với

nội tệ thì có xu hướng tăng dần còn đối với ngoại tệ lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Chứng tỏ ngân hàng đã và đang dần chú trọng nguồn vốn nội tệ để đáp ứng nhu cầu tín dụng trong nước và cũng là đảm bảo theo quy định chung của

Bảng 2.6: Biểu lãi suất huy động vốn VNĐ.

Đơn vị: %/năm

Hình thức huy động Lãi suất

1. Tiền gửi không kì hạn 2,40 2. Tiền gửi có kì hạn(áp dụng với cá nhân và các tổ chứ kinh tế) Trả lãi cuối kì Trả lãi trước Trả lãi định kì hàng tháng Trả lãi định kì hàng quý 01 tháng 10,49 02 tháng 10,49 03 tháng 10,49 10,22 10,40 06 tháng 10,49 9,97 10,27 10,36 09 tháng 10,49 9,72 10,14 10,23 12 tháng 10,49 9,49 10,02 10,10 18 tháng 10,49 9,06 9,78 9,86 24 tháng 10,49 8,67 9,56 9,64 36 tháng 10,49 7,98 9,16 9,23 48 tháng 10,49 7,39 8,79 8,86 60 tháng 10,49 6,88 8,46 8,52

(Nguồn: NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long)

So với mặt bằng chung về lãi suất của chi nhánh hiện nay đã có phần mang

tính cạnh tranh cao, do đó thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng. Ví dụ như cùng một số kì hạn thì lãi suất của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt nam là 10,46%/năm, thấp hơn so với chi nhánh Nam Thăng Long là 10,49%/năm,

tuy nhiên sự điều chỉnh lãi suất này của chi nhánh còn chậm chạp, đi sau khá lâu so

với một số ngân hàng khác, người dân cũng đã phản ánh thắc mắc này với ngân

hàng khi họ tới gửi tiền vào ngân hàng. Do đó ngân hàng mới điều chỉnh mức lãi suất. Việc tăng mức lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng có thể làm giảm đi

phần nào lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên thì mức lãi suất thấp lại khó huy động được vốn và dễ bị mất khách hàng. Do đó chi nhánh cần phải có chính sách lãi suất

hợp lý, kịp thời, đảm bảo hơn nữa tính cạnh tranh.

Nhìn vào cột “Trả lãi cuối kì” có thể thấy được chính sách thu hút vốn của

chi nhánh. Ở các thời hạn thì mức lãi suất vẫn là 10,49% mà thông thường thì lãi suất dài hạn thường lớn hơn lãi suất ngắn hạn do đó cho thấy chi nhánh đang tập

trung vào nguồn huy động ngắn hạn để đối phó với tình hình kinh tế còn nhiều biến động.

Hiện nay để khuyến khích khách hàng cũng như gia tăng thêm nguồn huy động hệ thống NHTMCPCTVN cũng như chi nhánh Nam Thăng Long cũng đang

triển khai gói sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi, đây loại hình sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm mà khi khách hàng gửi càng nhiều tiền sẽ có mức lãi suất càng cao theo hạn

mức. Hạn mức được quy định như bảng dưới đây.

Bảng 2.7: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi (VND)

Đơn vị :%/năm Số tiền Kỳ hạn Dưới 40Tr Từ 40 Tr đến Dưới 100Tr Từ 100Tr đến Dưới 300Tr Từ 300Tr đến Dưới 500Tr Từ 500 Tr Trở lên 3 tháng 10,49 10,49 10,49 10,49 10,49 7 tháng 10,49 10,49 10,49 10,49 10,49 13 tháng 10,49 10,49 10,49 10,49 10,49 18 tháng 10,49 10,49 10,49 10,49 10,49 24 tháng 10,49 10,49 10,49 10,49 10,49

Bảng 2.8: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi (USD) Đơn vị :%/năm Số tiền Kỳ hạn Dưới 3000 USD Từ 3000 USD đến Dưới 7000USD Từ 7000USD đến Dưới 20000USD Từ 20000USD đến Dưới 30000USD Từ 30000 USD Trở lên 3 tháng 2,80 2,82 2,84 2,86 2,90 6 tháng 3,00 3,02 3,04 3,06 3,10 9 tháng 3,20 3,22 3,24 3,26 3,30 12 tháng 3,30 3,32 3,34 3,36 3,40 18 tháng 3,40 3,42 3,44 3,46 3,50 24 tháng 3,50 3,52 3,54 3,56 3,60

(Nguồn: NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long)

Biểu lãi suất bậc thang trong giai đoạn này không có biến động gì với tiền gửi nội tệ nhưng với tiền gửi bằng ngoại tệ USD có thể thấy là mức lãi suất tăng dần với cả

khối lượng tiền gửi tăng dần và thời hạn gửi tăng dần.Điều này cho thấy chi nhánh

đang khuyến khích nguồn tiền gửi ngoại tệổn định bởi đặc thù của nguồn gửi ngoại

tệ hiện nay thường biến động khó lường khi chỉ tập trung vào một số ít khách hàng

và thường gửi ở mức không kì hạn hoặc kì hạn ngắn gây ra những khó khăn cho

việc sử dụng nguồn này.

Từ mức lãi suất như trên có được kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây như sau:

Bảng 2.9: Kết quả tài chính giai đoạn 2007 – 2009.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng thu nhập 236 346 268

Tổng chi phí 186 228 183

Lãi 49 118 85

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh có thể thấy được lãi của chi nhánh trong năm nay giảm sút đáng kể so với năm 2008 phản ánh phần nào chi phí

cho huy động vốn lớn do phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần

khác. Ngoài ra lãi năm 2009 của chi nhánh cũng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch được

giao là 134,9 tỷ đồng tương ứng với đạt 63% kế hoạch lợi nhuận. Cho thấy năm 2009 chi nhánh chưa đạt được tốt về kế hoạch lợi nhuận cũng như chi phí huy động

vốn.

Tóm lại vấn đề chi phí huy động vốn của chi nhánh qua các năm có biến động tác động đến lợi nhuận của chi nhánh khiến lợi nhuận năm 2008 gia tăng một

cách đột biến nhưng đến năm 2009 thì lợi nhuận đã giảm một cách đáng kể cho thấy chi nhánh đã chưa có chính sách về chi phí huy động vốn phù hợp dẫn đến lợi

nhuận thu được chưa cao trong khi đó lượng vốn huy động được lại khá lớn.

2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn.

Cũng giống như những ngân hàng thương mại khác NHTMCPCTVN – CN Nam

Thăng Long cũng nên huy động nguồn và sử dụng nguồn huy động một cách tương thích để nhằm đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Tuy nhiên CN Nam Thăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Long là chi nhánh cấp 1 của NHTMCPCTVN do đó chi nhánh cũng cần phải thực

hiện những kế hoạch mà NHTMCPCTVN giao cho. Khối lượng vốn huy động của

chi nhánh cũng phải nộp chuyển cho hội sở chính để tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó nguồn huy động của chi nhánh không phảiđược toàn quyền thực hiện

kinh doanh. Chi nhánh cũng thực hiện cho vay nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động thường nhỏ hơn 100% rất nhiều.

Bảng dưới đây phản ánh tình hình huy động vốn và cho vay cùng với tỷ lệ

Bảng 2.9: Tình hình huy động và cho vay từ 2007 – 2009.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Huy động Cho vay % cho vay trên huy động Huy động Cho vay % cho vay trên huy động Huy động Cho vay % cho vay trên huy động 1.Theo cơ cấu tiền gửi 2672 464.4 17.4 2844 708.7 24.9 3350 1250 37.31

VNĐ 1739 165.6 9.5 1631 440.4 27.0 2301 1014 44.07

Ngoại tệ 933 298.8 32.0 1213 268.3 22.1 1049 236 22.50

2.Theo kỳ hạn 2672 464.4 17.4 2844 708.7 24.9 3350 1250 37.31

Ngắn hạn 1830 169.8 9.3 1947 170.8 8.8 2154 501 23.26

Trung và dài hạn 842 294.6 35.0 897 537.9 60.0 1196 749 64.24

(Nguồn: NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long)

Về cơ cấu tiền gửi:

Nhìn vào bảng trên cho thấy rằng tỷ lệ cho vay của chi nhánh thấp hơn rất

nhiều so với nguồn vốn huy động được. Cũng bởi vì nguồn huy động được chi

nhánh nộp chuyển cho NHTMCPCTVN và thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nguồn dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản cho chi nhánh ngân

hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây chi nhánh cũng luôn quan tâm nâng cao

chất lượng cũng như quy mô tín dụng. Điển hình là nợ xấu đến thời điểm này là không có và tỷ trọng cho vay so với nguồn huy động cũng đang tăng dần lên. Nếu như ở năm 2007 tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy dộng được chỉ đạt 17,4% thì đến năm 2008 đã tăng lên đến 24,9% và đến năm 2009 dã đạt 37,31%. Cho thấy dư nợ cho vay đang tăng lên từng năm đều đặn. tỷ lệ huy động vốn và cho vay vốn theo cơ

cấu tiền gửi còn chưa hợp lý. Nếu như tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động là

17,4% vào năm 2007 thì tỷ lệ này ở đồng nội tệ chỉ là 9,5% và ở đồng ngoại tệ là 32% cho thấy sự mất cân đối trong việc cho vay, ngay cả năm 2008 và năm 2009

cũng tương tự với tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động là 24,9% trong khi cho vay ngoại tệ 27 % và cho vay nội tệ là 22,1% những con số này có phần hợp lý hơn. Tuy nhiên đến năm 2009 khoảng cách của việc mất cân đối vốn lại lớn dần lên khi tổng cho vay trên huy động là 37,31% trong khi đó tỷ lên này ở cho vay nội tệ là 44,07% và ở ngoại tệ lại là 22,50%. Cho thấy chi nhánh chưa chú trọng đến việc cân đối vốn cho vay so với huy động các loại tiền gửi để đạt cơ cấu hợp lý, tránh

những thiệt hại do việc chuyển đổi tiền cho vay dẫn đến thiệt hại do chênh lệch về

tỷ giá.

Về kì hạn:

Dựa vào số liệu trên có thể thấy được rằng xu hướng cho vay của chi nhánh

là “lấy ngắn nuôi dài” khi chi nhánh huy động nguồn ngắn hạn nhiều hơn nguồn dài hạn nhưng chủ yếu lại cho vay dài hạn. Nếu như tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động năm 2007 là 17,4% thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên nguồn ngắn hạn chỉ là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9,3% trong khi đó tỷ lệ cho vay dài hạn trên tổng nguồn huy động dài hạn là

35,0%. Đến năm 2009 sự mất cân đối này còn lớn hơn nữa khi tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động là 37,31% trong khi đó cho vay ngắn hạn chỉ đạt tỷ lệ 23,26% và dài hạn là 64,24%. Không chỉ có chi nhánh mà đây là tình trạng chung của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Điều này ẩn chứa một rủi ro lớn về tính thanh

khoản của ngân hàng. Nếu như những khoản huy động ngắn hạn đến thời gian đáo

hạn mà ngân hàng không thanh toán được cho khách hàng do đã đầu tư và cho vay

trung và dài hạn sẽ làm mất uy tín ngân hàng thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Đây

là vấn đề chi nhánh nên thận trọng và phân tích kĩ lưỡng tình hình trước khi thực

hiện việc cho vay theo thời hạn chưa cân đối này.

Nhìn chung qua phân tích cơ cấu trên có thể thấy được tỷ lệ cho vay ngắn

hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ cho vay dài hạn và thu hẹp tỷ lệ cho vay ngắn hạn. Đây là một vấn đề đáng lưu ý, cần được quan tâm bởi lẽ nguồn ngắn hạn đem cho

vay dài hạn tạo ra lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy

nhiên nhiều ngân hàng hiện nay vẫn thường dùng nguồn ngắn hạn để cho vay trung

dài hạn vì mục tiêu lợi nhuận, thực ra có thể sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay

dài hạn nhưng chỉ nên dừng ở một tỷ lệ nhất định và cần phải tính toán cẩn trọng đến vấn đền này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long” potx (Trang 53 - 61)