4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2 Tăng cường công tác tư vấn, định hướng, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện cho phát triển nghề và làng nghề. Tổ chức đánh giá lại thực trạng hoạt động và duy trì ổn định những làng nghề hiện có, xây dựng 1- 2 làng nghề mới. Tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp trong làng nghề. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công, khoa học công nghệ. Tiếp tục triển khai dự án REII đảm bảo tiến độ, thực hiện chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý.
Tiếp tục lập và triển khai thực hiện quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp. Kêu gọi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện dự án đã được duyệt. Tập trung giải phóng mặt bằng và thực hiện các nhiệm vụ để xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình.
c/ Đầu tư khoa học công nghệ, đăng ký thương hiệu, mẫu mã sản phẩm
Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm; đăng ký thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm để được bảo vệ thương hiệu, đồng thời mở rộng quy mô, cách thức quảng cáo để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, làng nghề đến với quảng đại quần chúng.
4.4.2 Tăng cường công tác tư vấn, định hướng, đào tạo nghề cho thanh niênnông thôn. nông thôn.
a/ Quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo
Quy hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn theo hướng đào tạo chuyên canh tại các vùng nguyên liệu, đào tạo ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp với sự tham gia của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân, các công ty ...
Tập trung các nguồn lực tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn cho thanh niên nông thôn và đẩy mạnh phát triển đào tạo dài hạn trong tương lai.
Tập trung nguồn lực đầu tư tăng cường cho các cơ sở dạy nghề chính quy thuộc nhất là các trường đào tạo nghề, nhằm tạo ra đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Trong đó
cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị dạy học và thực hành tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy. Ngoài ra, việc đầu tư cho các Trung tâm dạy nghề hoặc các hình thức cơ sở dạy nghề khác cũng cần phải được quan tâm đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Việc giải quyết bài toán nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cho mục đích chuyển đổi sản xuất, kinh doanh cần phải được các địa phương quan tâm đúng mức và có kế hoạch cụ thể để cơ quan quản lí cấp trung ương có kế hoạch phát triển đồng bộ tránh lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư.
Hoàn thiện hệ thống khuyến nông, trước hết là khuyến nông cấp huyện và xã để chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kiến thức quản lý và phát triển kinh tế cho lao động nông thôn.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thành lập cơ sở dạy nghề tư thục hoặc tham gia hoạt động dạy nghề.
Đa dạng hoá phương thức đào tạo, dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Đa dạng hóa địa điểm dạy nghề, dạy nghề tại trường, trung tâm, dạy nghề tại nơi làm việc, kết hợp dạy nghề ở trường, trung tâm và thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Phát triển đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung..
Hoàn thiện hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề về số lượng và quy mô nhằm đưa đào tạo nghề về gần với nơi có nhu cầu mặt khác cũng tạo điều kiện thu hút người đi học đến với cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời, chuẩn hóa trang thiết bị dạy nghề cho hệ thống cơ sở dạy nghề hiện có và đầu tư mới trong tương lai.
Tăng cường đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho nông dân thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khôi phục dạy nghề cho nông dân ở các vùng chuyên canh như vùng chuyên màu, vùng lúa chất lượng cao…có sự tham
gia tích cực của các doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo nghề mang tính tập trung cao vào từng lĩnh vực sản xuất cụ thể có thể áp dụng cho các ngành hàng nhất là các ngành hàng đặc sản nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị.
Đa dạng hoá phương thức và phương pháp đào tạo, chú trọng phương pháp dạy tại hiện trường sản xuất; phương pháp có sự tham gia của người học; lưu ý đến tính đặc thù của các nhóm đối tượng thanh niên khuyết tật. Thu hút các nhà khoa học, các giáo viên trong các cơ sở dạy nghề, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tham gia dạy nghề cho thanh niên nông thôn..
Hỗ trợ về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thông qua CTMT QG hoặc vay vốn tín dụng ưu đãi trên cơ sở rà soát, đánh giá và phân loại các cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn (về năng lực đào tạo, kinh nghiệm, quy mô đào tạo, chất lượng, hiệu quả…). Ưu tiên phân bổ kinh phí Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 cho các cơ sở dạy nghề có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn (kể cả phần kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn), trong đó tập trung ưu tiên cho những cơ sở đào tạo nhân lực cho một số ngành kinh tế được xác định là trọng tâm ở nông thôn trong thời gian tới hoặc những nghề chuyên sâu, các nghề phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp thuộc vùng, tiểu vùng hay các nghề truyền thống cần khôi phục.
Hỗ trợ việc phát triển chương trình, học liệu bao gồm việc xây dựng các chương trình đào tạo chuyên biệt cho một số nghề để đào tạo cho nông dân ở các vùng chuyên canh nhằm phát huy được lợi thế cạnh tranh của từng loại cây trồng, vật nuôi.
Hỗ trợ phát triển các cơ sở dạy nghề thông qua chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, phí, lệ phí… Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp muốn tham gia và thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng nên được khuyến khích bằng những
chính sách ưu đãi về thuế.
b/ Đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển của SX và thị trường lao động
Xây dựng các chương trình dạy nghề phù hợp với từng loại đối tượng và yếu tố mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, thiết kế chương trình đào tạo theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng từ khi gieo cấy, đến khi thu hoạch. Đây cũng là một điểm mới đáng lưu ý vì hiện nay do tính chất bắt buộc và cứng của chương trình, giáo trình dạy nghề làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác dạy nghề. Cần nghiên cứu điều chỉnh chương trình, giáo trình dạy nghề linh hoạt một cách tối đa, đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, các quy định về cập nhật giáo trình cần được chi tiết hóa để đảm bảo chất lượng của giáo trình dạy nghề tương ứng với yêu cầu của sản xuất công nghiệp, hiện đại.
c/Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng
Phân loại đối tượng để tổ chức các khoá dạy nghề (ngắn hạn, dài hạn) một cách phù hợp bao gồm cả vấn đề về thời gian, kinh phí, nội dung và hình thức giảng dạy
e/ Đào tạo có liên kết với doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn (tạo
cầu nối giữa dạy nghề với thị trường lao động)
- Các cơ sở dạy nghề phải chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đánh giá năng lực của cơ sở và nhu cầu của thị trường lao động; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.
- Xây dựng các chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện để có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng của các "sản phẩm" của quá trình đào tạo nghề trước đó.
- Thống nhất việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề bao gồm cả những người học nghề thông qua hệ thống đào tạo chính thống (trường, trung tâm…) hay thông qua hệ thống doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Để làm được việc
này, hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề cần được tiêu chuẩn hóa để áp dụng trên phạm vi cả nước đảm bảo chất lượng bằng cấp được cấp tương đương với chất lượng đào tạo.
- Trong các cơ sở dạy nghề cần tổ chức bộ phận quan hệ đối ngoại trong đó tập trung đặc biệt vào việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khối doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Cơ sở dạy nghề phải chủ động điều tra để có được thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp.
- Rà soát và đánh giá lại và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống các cơ sở giới thiệu việc làm, dịch vụ tư vấn đào tạo…làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo. Đồng thời cần tạo ra các khuyến khích (thủ tục, vốn tín dụng, thuế…) để khuyến khích mạng lưới các cơ sở dịch vụ này tham gia tích cực hỗ trợ cho sự vận hành của thị trường lao động, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường.
- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập trước thuế để thực hiện đào tạo nghề.
- Nhà nước đặt hàng đào tạo đối với những nghề ở lĩnh vực trọng điểm, các nghề khó thu hút lao động, ưu tiên tuyển sinh đối tượng chính sách.
- Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp. Chính sách tín dụng ưu đãi cho cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp có chức năng dạy nghề vay để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên: Mức vay: tối đa không quá 10 tỷ đồng/ cơ sở; Lãi suất: 0,35%/ tháng; Thời hạn cho vay: không quá 10 năm;Thủ tục cho vay: cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp thuộc
đối tượng vay có nhu cầu mở rộng quy mô phải lập dự án đầu tư theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định và cho vay theo quy định.
- Xây dựng trung tâm quốc gia phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động. Trung tâm này hoạt động như cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung, cầu lao động qua đào tạo nghề.
- Thu hút sự tham gia của các Hội nghề nghiệp. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước về lao động với đại diện giới chủ, thợ, các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động và xây dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghề, cần có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và các Hội nghề nghiệp.
Đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề phi nông nghiệp, lấy các trường dạy nghề làm trọng tâm.
Khuyến khích sự tham gia dạy nghề của các doanh nghiệp, các tổng công ty và các trường dạy nghề tư thục (ví dụ, ưu đãi về thuế và các nghĩa vụ khác). Thu hút sự tham gia của các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm trong các làng nghề, những người có tay nghề cao trong các doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho người lao động nông thôn. Trong chừng mực nhất định, có thể yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo nghề như một nghĩa vụ đối với xã hội.