Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM

2.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông

làm cho lao động nông thôn

Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá IX “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng

một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010”. Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn.

Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định rõ quan điểm: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; chuyển dịch và phân bố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn đồng thời khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó yêu cầu đẩy mạnh “đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”.

Năm 2003, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất khẩu lao động” nhằm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những chủ trương rất đúng đắn phù hợp với yêu cầu của bối cảnh mới khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vừa đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa thu ngoại tệ.

Trong thời gian này, với mục tiêu thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đã có khá nhiều đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang phục vụ cho phát triển công nghiệp và phát triển đô thị. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành chính sách

dạy nghề; cơ chế hình thành Quỹ hỗ trợ dạy nghề cho lao động mất việc ở các địa phương khi Nhà nước thực hiện chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả nước; gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp; đồng thời xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Hội nghị lần thứ bảy khóa X về nông nghiệp nông dân và nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới bao trùm toàn bộ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn - cấu phần chủ yếu và quan trọng của Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn đã được đặc biệt quan tâm thể hiện ở việc BCH TW đã yêu cầu tăng ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để nông nghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; Đồng thời tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học kĩ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân, đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lí, cán bộ cơ sở. Nghị quyết TW cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo 01 triệu lao động nông thôn, thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Mục tiêu chung của Nghị quyết này là nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực trước mắt và trong dài hạn.

Chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết này đang là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động phát triển nông nghiệp- nông thôn trong đó bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực nông thôn mà đào tạo nghề là một hợp phần quan trọng. Trong thời gian tới, công tác đào tạo nghề theo tinh thần của Nghị quyết này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh góp phần vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại. Với định hướng đó, các chương trình sẽ tiếp tục được xây dựng liên quan đến tất cả các khâu của công tác đào tạo nghề từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, cải tiến giáo trình và phương pháp dạy nghề… nhằm đảm bảo cung cấp được lực lượng lao động nông thôn có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu của cả sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định phải "... mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm...đẩy nạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo...Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục, xóa bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả các trường do ngước ngoài đầu tư".

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Luật dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, tại điều 7 quy định " ...đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên..." Luật thanh niên ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 , tại điều 18 quy định: " Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai để phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về học nghề cho thanh niên; Phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn

giúp thanh niên tiếp cận thị trường.

Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã bàn hành Quyết định 103/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2010” .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w