4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.1 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp,nông thôn
a/ Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Hiện nay ở nông thôn nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng đang đứng trước thử thách rất lớn về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm không có hiệu quả. Bên cạnh đó là lao động dư thừa rất lớn và diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, điều đó gây nên những hiệu quả nghiêm trọng không chỉ ở nông thôn mà cho toàn thể xã hội. Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm đòi hỏi vừa là công việc cấp bách, vừa có tính thường xuyên lâu dài. Đưa lao động ngành nông nghiệp sang làm việc ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản, dự kiến đến cuối năm 2009 đưa lao động nông nghiệp xuống còn 60% trong tổng lao động của huyện. Hướng chính để giải quyết tình trạng thất nghiệp là giải quyết tình trạng bán thất nghiệp bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành.
Tăng cường chỉ đạo quy hoạch sản xuất, định hướng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, chú trọng phát triển diện tích cây vụ đông, nhất là diện tích trồng đậu tương đông trên chân hai lúa.Thực hiện tốt định hướng xuân muộn, mùa sớm, vụ đông rộng, các chương trình dự án chuyển đổi, áp dụng công thức luân canh tăng vụ để đạt mục tiêu giá trị sản xuất cao trên đơn vị diện tích, tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững. Đối với lúa xuân kiên quyết chỉ đạo cấy 100% lúa ngắn ngày gồm: Lúa lai, lúa thuần và lúa chất lượng cao; đối với lúa mùa tập trung mở rộng diện tích lúa mùa trà cực sớm và trà sớm; lấy mục tiêu mở rộng diện tích vụ đông, ưu tiên phát triển diện tích vụ đông ưa ấm làm cơ sở để bố trí cơ cấu giống lúa, trà lúa và thời vụ trên từng chân đất, ở từng vụ sản xuất cho phù hợp.
Tiếp tục quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn và khuyến khích nuôi gia công cho các công ty. Chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản: Tiếp tục quy hoạch các vùng chuyển đổi tại các khu vực ven sông, vùng úng trũng nội đồng. Hoàn chỉnh các hạng mục công trình của các dự án chuyển đổi diện tích trồng lúa úng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản. Duy trì khuyến khích đầu tư và nâng cao hiệu quả các phương tiện khai thác thuỷ hải sản. Tiếp tục triển khai chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho ngư dân.
Ngành lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và tăng cường nhiệm vụ trồng rừng ngập mặn chắn sóng, nhằm bảo vệ vững chắc cho đê biển chống xâm mặn của nước biển, đồng thời là thu hút sự di cư đến trú ngụ và cư trú của nhiều loài thuỷ sản, chim biển. Nghiên cứu khu rừng ngập mặn đẹp có tiềm năng du lịch để khai thác kinh doanh du lịch sinh thái để chuyển đổi phát triển kinh tế và tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân và Thanh niên.
- Ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thủ công nghiệp mở rộng sản xuất, phối hợp với các đoàn thể tạo ngân sách cho học nghề, tăng cường đầu tư máy móc, kỹ thuật để dưa vào sản xuât trong ngành công nghiệp như khai thác đá, cát…
- Ngành dịch vụ - thương mại: Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Tìm ra thị trường mới và hiểu rõ thị trường để kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Ngành xây dựng cơ bản: thành lập các đội xây dựng có tay nghề cao, đầu tư máy móc cho cơ giới hoá, đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn và có chất lượng tốt, tìm hiểu nhu cầu xây dựng không chỉ ở địa phương, mà còn ở các nơi khác. Vì hiện nay tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh chóng nên nhu cầu xây dựng là rất lớn. Đây cũng chính là cơ hội thu hút thêm lao động làm việc trong ngành này.
b/ Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút lao động tại chỗ