Điều kiện khó khăn của bản thân người học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 98 - 99)

4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.5 Điều kiện khó khăn của bản thân người học

Khảo sát cho thấy còn khá nhiều các vấn đề bất cập được người lao động đề cập đến. Trước hết, khoảng 50% số các khó khăn hoặc vấn đề bất cập tập trung vào mức học phí tham gia học nghề cao dẫn đến người lao động muốn học nghề nhưng do không có khả năng về tài chính khó theo học. Một số lượng không nhỏ (khoảng 25%) cho rằng các chương trình đào tạo nghề phù hợp lại thường tổ chức ở xa địa phương nên không có điều kiện đi học bao gồm cả lí do về thu nhập của lao động hiện tại quá thấp nên khó có thể rời bỏ công việc để đi học nghề trong khi gánh nặng gia đình là khá lớn cũng như không thể thu xếp để đáp ứng được về mặt thời gian để học nghề. Khoảng 25% còn lại là những bất cập hoặc khó khăn liên quan đến trình độ người đi học thấp nên thường khó nắm bắt các kĩ thuật mới trong quá trình học nghề, số lượng giáo viên còn ít và các tài liệu, trang thiết bị thực hành thiếu thốn cũng như vấn đề về sự yếu kém trong kết nối trong thị trường lao động nhiều trường hợp học nghề xong nhưng vẫn không thể hành nghề được.

Nhìn chung, hầu hết lao động đã học nghề đều vấp phải những khó khăn nhất định và thường không đáp ứng được hết các yêu cầu của đào tạo nghề nhất là vấn đề về tài chính - quá nửa số người được phỏng vấn đã qua đào tạo nghề cho biết rất khó đáp ứng yêu cầu về tài chính để tham gia học. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc còn rất nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên nghèo muốn nhưng không thể học nghề. Các khó khăn về yêu cầu trình độ văn hóa (hơn 12%) và thời gian tập trung (3%) có thể đáp ứng dễ dàng hơn. Như vậy, để thu hút người lao động thanh niên nông thôn nghèo đến với các chương trình học nghề Nhà nước cần có chính sách cụ thể và đủ mạnh hỗ trợ tài chính cho các đối tượng này bao gồm cả hỗ trợ để người đi học có thể rời bỏ hẳn công việc hàng ngày nhưng vẫn

đóng góp được cho thu nhập của gia đình đồng thời đề ra các mô hình cụ thể và phù hợp với trình độ văn hóa hiện còn khá thấp của khối lao động này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w