Giải pháp 2: ATM lõi, MPL Sở các tổng đài đa dịch vụ

Một phần của tài liệu Công nghệ MPLS và ứng dụng (Trang 90 - 93)

Nội dung giải pháp

Công nghệ chuyển mạch ATM được sử dụng trong mạng đường trục, công nghệ MPLS được sử dụng tại các tổng đài đa dịch vụ của mạng thế hệ kế tiếp cho các giai đoạn phát triển theo định hướng tổ chức mạng Viễn thông đến năm 2010.

Giai đoạn đến năm 2003

 Triển khai 3 tổng đài ATM lõi cho 3 vùng ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Các kết nối có thể là PVC hoặc SVC.

 Tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm như: Hải Phòng, Quảng Ninh, huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ,… Trang bị các tổng đài đa dịch vụ. các tổng đài này sử dụng công nghệ MPLS.

Giai đoạn 2004 – 2005

 Trang bị thêm hai tổng đài ATM tại 2 vùng lưu lượng Hà Nội và TP. Hò Chí Minh, hình thành hoàn chỉnh 2 mảng truyền tải ATM (A và B).

 Bổ sung nút điều khiển tại Đà Nẵng, tạo thành 3 vùng điều khiển riêng biệt.

Giai đoạn 2006 – 2010

Hoàn chỉnh các nút điều khiển cho 5 vùng lưu lượng (5 vùng điều khiển).

Cấu hình triển khai

Cấu hình triển khai được thể hiện ở hình 3.4.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm

 Thống nhất được với phương án tổ chức mạng NGN là tách biệt chức năng lớp điều khiển và lớp truyền tải.

 Sản phẩm thương mại đã có trên thị trường, đặc biệt các tổng đài ATM loại mới có khả năng nâng cấp hỗ trợ MPLS chỉ bằng phần mềm.

 Kết nối với cấp vùng (các tổng đài đa dịch vụ MPLS) thông qua giao diện ATM 155Mbit/s hay 622Mbit/s.

Nhược điểm

 Không phát huy hết ưu điểm của công nghệ MPLS trên toàn mạng.

 Cần giải quyết vấn đề hợp nhất VC và bộ đệm của các tổng đài ATM trên mạng đường trục khi triển khai MPLS tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.  Giá thành các thiết bị MPLS nói chung vẫn còn cao nên nếu đầu tư quy mô lớn

thì chi phí ban đầu sẽ cao.

 Việc triển khai MPLS ở lớp truy nhập đa dịch vụ làm phức tạp quá trình điều khiển cuộc gọi bởi nút điều khiển sẽ chuyển đổi hoặc sử dụng giao thức thiết lập cuộc gọi.

Hình 3.4. Cấu hình tổ chức mạng MPLS phương án 2 đến 2005 Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết

Đối với phương án này có nhiều vấn đề kỹ thuật cần giải quyết như sau:

 Tương tự phương án 1, cần xác định chức năng của LSR biên tại nút truy nhập đa dịch vụ và chức năng của nút điều khiển tương ứng theo mô hình MSF đã được trình bày ở trên. Cần lưu ý đến giao diện kết nối với nút điều khiển tại các trung tâm điều khiển (H.248/Megaco, Sigtran).

 Phân vùng điều khiển rõ ràng đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2006 khi tổ chức 2 nút điều khiển giống như giải pháp 1.

 Xác định chế dộ hoạt dộng tế bào cho các tổng đài đa dịch vụ sử dụng MPLS vì mạng đường trục đã sử dụng công nghệ ATM, các tổng đài ATM này phải có khả năng hỗ trợ MPLS để trở thành các ATM-LSR

Một phần của tài liệu Công nghệ MPLS và ứng dụng (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w