Giải pháp 1: MPLS trong mạng lõi

Một phần của tài liệu Công nghệ MPLS và ứng dụng (Trang 87 - 90)

Triển khai các thiết bị MPLS tại lớp trục của mạng thế hệ kế tiếp cho các giai đoạn phát triển theo định hướng tổ chức mạng Viễn thông của VNPT đến năm 2010. Kế hoạch phát triển dự kiến như sau:

Giai đoạn đến năm 2003.

 Triển khai 3 LSR tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh với hai trung tâm điều khiển ờ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các trung kế của các nút này đều sử dụng MPLS. Như vậy các nút truyền tải này sẽ đóng vai trò LSR lõi (LSR core)

 Tai một số tỉnh thành phố trọng điểm như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ,… Trang bị các tổng đài đa dịch vụ.

Giai đoạn 2004-2005.

 Triển khai thêm 2 LSR lõi tại hai vùng lưu lượng mới xuất hiện, hình thành hoàn chỉnh 2 mặt truyền tải MPLS (A và B).

 Bổ sung nút điều khiển tại Đà Nẵng, tạo 3 vùng điều khiển riêng biệt.  Không mở rộng phạm vi mạng MPLS xuống cấp vùng

Giai đoạn 2006-2010.

 Hoàn chỉnh các nút đièu khiển (5 vùng điều khiển)  Mở rộng phạm vi MPLS xuống cấp vùng.

Cấu hình triển khai

Hình 3.3. Cấu hình tổ chức mạng MPLS phương án 1 đến 2005 Ưu nhược điểm

Ưu điểm

 Đơn giản trong tổ chức và triển khai

 Thống nhất được với phương án tổ chức mạng NGN là tách biệt chức năng lớ điều khiển và lớp truyền tải.

 Sản phẩm thương mại đã có trên thị trường

 Kết nối với cấp vùng (các tổng đài đa dịch vụ) thông qua giao diện MPLS hay ATM 155Mbit/s hay 622Mbit/s rất đơn giản do bản thân các thiết bị có thể khai báo MPLS hay ATM trên cùng 1 cổng vật lý

Nhược điểm

 Chi phí đầu tư ban đầu cao

 Cần xác định rõ hơn chất lượng dịch vụ QoS đặc biệt đối với dịch vụ thoại khi lưu lượng thoại (PSTN) được chuyển tiếp qua mạng MPLS.

Các vấn đề kỹ thuật cần giải quyết

Tuy có thể nói rằng phương án 1 tương đối thuận tiện và đơn giản khi triển khai nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ cần mua thiết bị MPLS và triển khai được ngay. Có nhiều vấn đề kỹ thuật cần xác định rõ trước khi triển khai MPLS lõi này. Cần phải quan tâm tới một số vấn đề sau:

 Xác định chức năng của LSR lõi tại nút truyền tải và chức năng của nút điều khiển tương ứng theo mô hình MSF đã được trình bày ở các chương trước. cần lưu ý đến giao diện kết nối với nút điều khiển tại các điểm điều khiển tương ứng (H.248/Megaco, Sigtran).

 Do mạng đường trục của VNPT trong giai đoạn tới sẽ phải đảm nhận chức năng kết nối quốc tế nên cần giải quyết cổng kết nối quốc tế khi mạng MPLS quốc tế chưa được hình thành. Có thể phải giải quyết việc bổ sung khối TGW để kết nối đến cổng quốc tế hiện nay cho các dịch vụ PSTN, các dịch vụ Internet hay truyền số liệu IP có thể được kết nối trược tiếp đi quốc tế qua cổng ATM.

Một phần của tài liệu Công nghệ MPLS và ứng dụng (Trang 87 - 90)