Ưu điểm: Đơn giản, tích hợp định tuyến và chuyển mạch, điều khiển định tuyến trên
nền tảng IP, chuyển mạch trên nền ATM, hỗ trợ chất lượng dịch vụ chấp nhận được (cao hơn DiffServ, thấp hơn ATM). Giá thành hợp lý.
Nhược điểm: Giá thành cao hơn IP truyền thống, thấp hơn ATM, chuẩn hóa đang
trong giai đoạn tiếp tục phát triển.
Theo dự kiến, quá trình phát triển của giao thức trong mạng lõi được dự báo như sau: Giai đoạn 2003-2005: IP/MPLS qua SONET/SDH sang cáp quang
Giai đoạn sau 2005: IP/MPLS qua cáp quang trực tiếp
3.2.3 Các giải pháp ứng dụng MPLS
Chúng ta sẽ phân tích giải pháp ứng dụng công nghệ MPLS trên nền mạng NGN của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Điều này cũng không làm giảm đi tính tổng quát bởi đây là nhà khai thác lớn nhất Việt Nam và trong tương lai vẫn sẽ là công ty giữ vai trò chủ lực quyết định đến hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy:
Công nghệ MPLS hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của mạng Viễn thông VNPT đến năm 2010.
Việc lựa chọn MPLS sẽ giải quyết rất tốt những ứng dụng IP và chuyển mạch, định tuyến; các thiết bị chuyển mạch, định tuyến sẽ thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến thuần túy. Phần điều khiển sẽ liên quan trực tiếp đến các giao thức điều khiển như UNI, PNNI cho ATM; CR-LDP, RSVP cho MPLS; RIP, BGP, OSPF,… cho IP. Các chức năng liên quan đến diều khiển phương tiện truy nhập và điều khiển cuộc gọi đều do chuyển mạch mềm đảm nhận.
Đối với việc triển khai công nghệ MPLS về cơ bản có thể chia thành 3 giải pháp như sau.
Giải pháp 1: Triển khai MPLS cho mạng lõi (các tổng đài chuyển tiếp vùng).
Giải pháp 2: Triển khai MPLS cho các tổng đài đa dịch vụ tại các vùng lưu
lượng, mạng lõi sử dung tổng đài ATM.
Giải pháp 3: Mạng lõi và các tổng đài đa dịch vụ sử dụng MPLS.
Mỗi giải pháp đều có những ưu nhược điểm sẽ được phân tích sau đây.