Nguyên tắc tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà tổ chức theo phân vùng lưu lượng.
Phân cấp mạng. Mạng mục tiêu của VNPT sẽ được phân thành 2 cấp, đó là:
Cấp đường trục: gồm toàn bộ các node chuyển mạch, định tuyến, truyền dẫn đường trục trên mạng của VTN và VTI được tổ chức thành hai mặt bằng kết nối chéo đảm bảo độ an toàn cao nhất. Không có tổ chức cấp chuyển mạch quốc tế, các kết nối quốc tế sẽ do các node đường trục đảm nhận thông qua các MG. Các kênh kết nối sẽ là các kênh trung kế tốc độ cao (tối thiểu là STM-1). Cấp truy nhập: gồm toàn bộ các nút truy nhập của các khu vực trên toàn quốc.
Không phân chia nút truy nhập theo địa bàn hành chính. Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng chỉ được kết nối đến nút đường trục của vùng đó mà
không được kết nối đến vùng khác. Các kênh kết nối là các trung kế tốc độ cao (tối thiểu là STM-1).
Phân vùng lưu lượng. Căn cứ vào kết quả dự báo nhu cầu dịch vụ và lưu lượng
đến năm 2010, mạng mục tiêu 2010 của VNPT được phân thành 5 vùng lưu lượng như sau:
Vùng 1: Khu vực phía bắc trừ Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh. Vùng 2: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh.
Vùng 3: Khu vực miền trung và Tây Nguyên Vùng 4: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Vùng 5: Khu vực phía nam trừ thành phố Hồ Chí Minh
Phân vùng điều khiển. Tương ứng với phân vùng lưu lượng sẽ có 5 vùng điều
khiển như sau:
Vùng 1: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực phía bắc trừ Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh.
Vùng 2: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực Hà Nội, Hà Tây và Bắc Ninh
Vùng 3: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực miền trung và Tây Nguyên.
Vùng 4: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng 5: softswitch điều khiển các nút truy nhập (MG, SG) khu vực phía nam trừ thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.3 Tổ chức các lớp chức năng trong NGN
Tổ chức lớp ứng dụng và lớp dịch vụ mạng
Lớp ứng dụng và dịch vụ được tổ chức thành một cấp duy nhất cho toàn mạng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ đến tận nhà thuê bao một cách thống nhất và đồng bộ. Số lượng node ứng dụng và dịch vụ phụ thuộc vào dịch vụ cũng như số lượng và loại hình dịch vụ được tổ chức phân tán theo dịch vụ đảm bảo tính an toàn của hệ thống. Tổ chức 2 node ứng dụng dịch vụ tại trung tâm NGN Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức lớp điều khiển
Lớp điều khiển được tổ chức thành 1 cấp thay vì 4 cấp như hiện nay nhằm giảm tối đa cấp mạng và tận dụng năng lực xử lý cuộc gọi rất lớn của thiết bị điều khiển thiết bị thế hệ mới, giảm chi phí đầu tư trên mạng.
Lớp điều khiển có chức năng điều khiển lớp truyền tải và lớp truy nhập mạng NGN bao gồm nhiều môđun như mô đun điều khiển kết nối ATM, MPLS, điều khiển định tuyến IP, điều khiển kết nối thoại, báo hiệu số 7,…
Các nút điều khiển được tổ chức thành cặp và kết nối trực tiếp với 1 cặp nút chuyển mạch đa dịch vụ đường trục.
Tổ chức lớp truyền tải
Lớp truyền tải phải có khả năng truyền tải các loại lưu lượng như ATM, IP,… được tổ chức thành hai cấp: đường trục quốc gia và vùng thay vì 4 cấp như hiện nay.
Cấp đường trục quốc gia: gồm toàn bộ các nút chuyển mạch đa dịch vụ và các tuyến truyền dẫn được tổ chức thành 2 mặt A&B kết nối chéo giữa các nút đường trục với tốc độ tối thiểu 2,5Gbit/s.
Cấp vùng: Gồm toàn bộ các nút chuyển mạch đa dịch vụ, các bộ tập trung lưu lượng nội vùng đảm bảo chuyển mạch cuộc gọi nội vùng sang các vùng khác. Các nút chuyển mạch này được đặt tại trung tâm các vùng và kết nối trực tiếp với nhau bằng Ring qua các cổng quang của nút chuyển mạch đa dịch vụ. Các nút chuyển mạch nội vùng này phải tích hợp tính năng BRAS nhằm thực hiện chức năng điểm truy nhập PoP băng rộng cho các thuê bao xDSL.
Tổ chức lớp truy nhập
Lớp truy nhập gồm toàn bộ các nút truy nhập được tổ chức không phụ thuộc theo địa giới hành chính. Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng chỉ được kết nối đến chuyển mạch đường trục của vùng tương ứng qua nút chuyển mạch vùng.