Chế độ khung là thuật ngữ được sử dụng khi chúng ta chuyển tiếp một gói với một nhãn được đính vào gói trước tiêu đề lớp 3 (chẳng hạn tiêu đề IP). Trong chế độ này một tiêu đề nhãn được bổ sung vào giữa gói tin lớp 3 và tiêu đề lớp 2.
RFC 3031, “Kiến trúc MPLS”, định nghĩa nhãn như “là một thực thể vật lý có chiều dài cố định, được sử dụng để nhận dạng 1 FEC, thường chỉ có ý nghĩa cục bộ”.
Nói một cách đơn giản, nhãn là một giá trị được bổ sung cho một gói, nói cho mạng biết nơi nào gói đi qua. Nhãn là một giá trị 20bit, nghĩa là có 220 giá trị nhãn có thể.
Một gói có thể có nhiều nhãn, được mang trong ngăn xếp nhãn. Tại mỗi chặng trong mạng, chỉ các nhãn bên ngoài được kiểm tra. LSR sử dụng nhãn để chuyển tiếp các gói trong mặt phẳng dữ liệu, các nhãn này trước đó được chỉ định và phân bổ trong mặt phẳng điều khiển. Khuôn dạng tiêu đề nhãn có dạng như hình 2.15.
Link Layer MPLS SHIM Network Layer Other Layers Headers Header Header and data
32 bits
Label Exp BS TTL
20 bits 3 bits 1 bits 8 bits
Hình 2.16. PPP/Ethernet là lớp liên kết dữ liệu
Ngoài 20 bit giá trị nhãn như đã biết, 12 bit còn lại có ý nghĩa như sau:
Exp (Experimental) – Các bit Exp được dự trữ về mặt kỹ thuật cho sử dụng
thực tế. Chẳng hạn Cisco sử dụng những bit này để giữ bộ chỉ thị QoS - thường là một bản sao trực tiếp của các bit chỉ thị độ ưu tiên trong gói IP. Khi các gói MPLS bị xếp hàng, có thể sử dụng các bit Exp như cách sử dụng các bit chỉ thị độ ưu tiên IP.
BS (Bottom of stack) – Có thể có hơn 1 nhãn với 1 gói. Bit này dùng để chỉ
thị cho nhãn ở cuối ngăn xếp nhãn. Nhãn ở đáy của ngăn xếp nhãn có giá trị BS bằng 1. Các nhãn khác có giá trị bit BS bằng 0.
TTL (Time To Live) – Thông thường các bit TTL là một bản sao trực tiếp
của các bit TTL trong tiêu đề gói IP. Chúng giảm giá trị đi 1 đơn vị khi gói đi qua mỗi chặng để tránh lặp vòng vô hạn. TTL cũng có thể được sử dụng khi các nhà điều hành mạng muốn dấu cấu hình mạng nằm bên dưới.