Các chiến lược phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ (Trang 65 - 70)

7.1. Chiến lược xâm nhập sâu vào thị trường.

Thực chất của chiến lược này là việc mở rộng dựa vào việc liên tục cung ứng những sản phẩm hiện có cho thị trường hiện tại với những nỗ lực Marketing mạnh mẽ hơn đây là những chiến lược căn bản nhất của doanh nghiệp vì nó liên kết mọi tiềm năng của sản phẩm cũng như của thị trường, nó vừa đáp ứng thoả mãn tất cả các nhu cầu cũ đồng thời cũgn gợi tạo ra nhu cầu nơi khách hàng.

Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu sản phẩm bao giờ cũng có môi liên hệ mật thiết với thu nhập của người tiêu dùng cuối cùng.Do vậy, việc chiếm lĩnh thị trường tiềm năng bằng những sản phẩm hiện tại phải sử dụng một loạt những biện pháp sau:

-Mở rộng các đơn vị bán hàng, tăng cường hệ thống phân phối, tạo điều kiện cho khách hàng có thể mua sản phẩm tại bất ký đâu, đồng thời nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng, tăng cường quảng cáo và các biện pháp khuyến khích khuyên mại nhằm tăng sức mua của các sản phẩm, tăng tần xuất hay khối lượng mua hàng.

-Cố gắng thu hút những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm trên thị trường hiện tại để khai thác, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.Với chiến lược này có lợi thế là không phải bỏ thêm chi phí để cải tiến sản phẩm nhưng nó thường chỉ được áp dụng với những doanh nghiệp có thị trường hiện tại tương đối ổn định và sản phẩm đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống, khả năng tiêu thụ cao, đối thủ cạnh tranh ít ..Do vậy, để thực hiện chiến lược này thành công cần có sự nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, phải biết được khách hàng cần gì? họ mong muốn gì ở sản phẩm? Thái độ, hành vi, sở thích tiêu dùng của họ để từ đó có một chiến lược Marketing hợp lý cho phép doanh nghiệp xâm nhập sâu hơn vào thị trường.

7.2 .Chiến lược phát triển sản phẩm.

Đó là nhu cầu phát triển sản phẩm mới để cung cấp cho thị trường hiện tại nó có thể là:

- Phát triển chủng loại sản phẩm: là phát triển cơ cấu mặt hàng hay bổ xung thêm, thay đổi cơ cấu mặt hàng.

- Phát triển một sản phẩm riêng biệt bằng cách cải tiến những tính năng của sản phẩm, cải tiến chất lượng mẫu mã, kiểu sản phẩm.

- Phát triển sản phẩm mới: đây là một quá trình vô cũng phức taph bao gồm nhiều giai đoạn từ việc hình thành ý tưởng sản phẩm cho đến giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường.

Chiến lược này được áp dụng khi nhu cầu thị trường thay đổi cạnh tranh trên thị trường giai đoanh từ việc hình tành ý tưởng sản phẩm cho đến giai đoạn tung sản phẩm mới ra thị trường.

Chiến lược này được áp dungj khi nhu cầu thị trường thay đổi cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, đồng thời doanh nghiệp đang có những khả năng về vốn, thiết bị để sản xuất sản phẩm cải tiên và sản phẩm mới nhằm mới tận dụng hết nguồn lực, duy trì doanh số bán và củng cố vị thế của doang nghiệp trên thị trường. Chiến lược này có ưu điểm là nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu đặc biệ là nhu cầu mới của khách hàng, tằn sự khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.Tuy nhiên có đòi hỏi doanh nghiệp phải có một khả năng lớn về vốn và kỹ thuật, công nghệ cải tiến điều mà không phải công ty nào cũng có thể có được.Ngoài ra nó còn chứa đựng các yếu tố mạo hiểm, rủi ro cao nếu như công ty không có sự nghiên cứu dự báo thị trường một cách chuẩn xác.

7.3 Chiến lược đa dạng hoá kinh doanh.

Đây là một chiến lược hỗn hợp giữa việc phát triển thị trường và cung cấp những sản phẩm cho thị trường mới, được áp dụng khi doanh nghiệp có ưu thế lớn về công nghệ để phát triển sản phẩm đồng thời có khả năng trong việc tiếp cận thâm nhập thị trường mới cũng như phát triển sản phẩm mới trên thị trường hiện có. Đây là chiến lược cho phép doanh nghiệp có thể đạt tới những khoản lợi nhuận rất lớn nhưng mức độ mạo hiểm rủi ro cao vì phải bỏ ra một chi phí lớn để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thiết kế sản phẩm và đặc biệt là chi phí cho việc xúc tiến, quảng cáo.

Dễ dàng thấy rằng hình thức phát triênt mở rộng thị trường nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, khả năng vàlĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện những chiến lược tương ứng. Trên thực tế các doanh nghiệp không áp dụng mộtcách cững nhắc đối với bất kuý một chiến lược nào họ thường kết hợp đan xen các chiến lược này sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả coa nhất.Một công ty chuyên về quảng cáo in ấn thiết kế tạo ra các ấn phẩm quảng cáo không phải ngay lập tức có thể chuyênt sang làm phim quảng cáo truyền hình, bởi hai loại hình quảng cáo này rất khác nhau về cách thiết kế, quy trình thết kế và đặc biệt là chi phí làm một bộ phim quảng cáo lớn rất nhiêug lần chi phí sản xuất ra một ấn phẩm quảng cáo, không phải công ty nào cũng có khả năng bỏ ra được.Nó đòi hỏi công ty nào muốn chuyển sang lĩnh vực này phải có sự tích luỹ cả về kinh nghiệm, kỹ thuật, vốn và danh tiếng.

Để mở rộng thị trường công ty cần phải áp dungh tổng hợp rất nhiều biện pháp Marketing nhưng tất cả đều hướng tấp trung vào khách hàng - sản phẩm. Khách hàng đối với công ty là một lực lượng rất quan trọng họ chính là nguồn sống của công ty, “ không có khách hàng thì không có công ty” đó là một chân lý rất đơn giản mà bất kỳ một công ty nào cũng nhận biết được.Sản phẩm là yếu tố cốt lõi nó gợi toạ và đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Một sản phẩm dịch vụ khi bán ra trên thị trường mà không có đặc điểm gì nổi bật khác biệt so với các sản phẩm cùng loại được cung ứng trên thị trường về các mặt như giá cả, chất lượng, kiều dáng,.. thì sẽ không tạo được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, không tạo được sức cuốn hút đối với khách hàng. Khi đó khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá cả thấp hơn, chất lượng cao hơn, có địa điểm mua thuận lợi tiện hơn, được biết đến nhiều hơn bởi danh tiếng hay do các chương trình quảng cáo ấn tượng dễ nhớ.. đó là điều tất yếu. Như vậy, khả năng

những điểm khác biệt về sản phẩm, sự khác biệt trong hoạt động phân phối trong cách thức định giá hay nội dụng của chương trình xúc tiến hỗn hợp.Bất kỳ một dụ khác biệt nào được thực hiện gây ra sự chú ý, hấp dẫn với thị trường mục tiêu cũng có ý nghĩa đem lại khả năng mở rộng thị trường cho công ty.

7.4. Chiến lược phát triển thị trường.

Là chiến lược đưa sản phẩm hiện tại sang thị trường mới với những cố gắng thương mại nhiều hơn trên các vungc hoặc đoạn thị trường mới, đó là việc thay đổi thị trường hiện có của doanh nghiệp. Để thực hiện chiến lược này doanh nghiệp thường sủ dụng ba biện pháp sau:

- Tìm kiếm các vùng thị trường mới hay phát triển thị trường về mặt địa lý các hoạt động của doanh nghiệp.

- Tấn công vào các đoạn thị trường mới tức là tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường hiện tại.

-Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, có thể là tạo ra côg dụng mới cho sản phẩm.

Chiến lược này có ưu điểm là đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục khai thác và lợi dụng được nhiều ưu thế về kỹ thuật và công nghệ đang sử dụng sang thị trường mới có trình độ công nghệ lạc hậu hơn, không nhất thiết phải bỏ ra một khoản chi phí đeer nghiên cứu cải tiến sản phẩm.Hơn nữa, nõ có thể tăng mức độ bao phủ thị trường bằng những sản phẩm cũ mà không đòi hỏi chi phí bổ xung đáng kể gắn liền với sản phẩm. Nhưng mặt khác chiến lược này lại đòi hỏi một chi phí khá lớn cho việc nghiên cứu thị trường, vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí mở rộng mạng lưới phân phối trên các vùng hay doanh thị trường mới. Để chiến lược này đạt được những kết quả nhất định doanh nghiệp cần tạo cho mình một dư luận, uy tín tốt, tạo cho khách hàng một thói quen tiêu dùng sản phẩm của mình trên đoạn thị trường mới này.Tổ chức phát triển tại các khu

vực thị trường phụ cận cũng như chiếm lĩnh các khu vực giao thoa của thị trường và tiếp tục mở rộng ra ngoài khu vực thị trường đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển thị trường ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ (Trang 65 - 70)