Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập vốn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn. Lấy thực trạng tại Việt Nam để chứng minh (Trang 55 - 57)

Nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, cần phải hoàn thiện hơn nữa các chính sách về đầu tư để tạo môi trường thông thoáng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát huy hết nội lực và ngoại lực. Không chỉ khắc phục những tồn tại về khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài mà chúng ta cần nghiên cứu kĩ để đưa ra những chính sách hợp lý nhằm tạo một môi trường thuận lợi tức là tạo lập cơ sở để thu hút vốn đầu tư.

Tạo một môi trường chính trị ổn định, xã hội công bằng và không có bạo loạn.

Tiếp tục ổn định chính sách vĩ mô để tạo môi trường đầu tư: để bảo đảm cho thị trường vốn, thị trường tài chính trong nước phát triển ổn định, Chính phủ tiếp tục ổn định chính sách vĩ mô để tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho mọi thành phần kinh tế, tạo niềm tin của các nhà đầu tư đối với chính sách của Chính phủ. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt các tổng công ty nhà nước lớn, các tập đoàn, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước để đa dạng hóa hình thức sở hữu, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.

Tạo một môi trường kinh tế trong sạch, minh bạch trong quản lý, thẩm định dự án đầu tư và không có tham nhũng.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư:

Cải cách thủ tục xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, quan tâm hơn tới công tác quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, điện nước, nhà xưởng bến bãi.

Chú trọng hơn nữa về mặt chất lượng trong việc nhận đầu tư nước ngoài thu hút vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng; với những vùng miền có thế mạnh ở những ngành nhất định thì nên thu hút đầu tư vào những ngành đó để chuyên môn hoá theo từng ngành, từng vùng, từng lãnh thổ.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài; xây dựng hệ thống chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh; thực hiện thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài; đơn giản hóa thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các qui trình, thời hạn trách nhiệm xử lý các thủ tục, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư; tập trung cao công tác điều hành để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả.

Nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, giảm thời gian nội địa hoá, cần có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cần ngăn chặn việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong một số lĩnh vực để giảm chi phí đầu vào.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng hình thức thuế, coi đó là một tiêu chuẩn để khuyến khích đầu tư.

Phải sớm tổng kết thực tế thi hành Luật doanh nghiệp để có những sửa đổi bổ sung cần thiết và thống nhất áp dụng những quy định của luật này chi việc thành lập và tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp. Luật Đầu tư nước ngoài cần được sửa đổi, mở rộng những quy định về hình thức pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ giữ lại các quy định về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, khuyến khích và bảo vệ.

Sửa đổi, bổ sung cũng như ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế đảm bảo yêu cầu đúng đắn, cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Quan tâm tới công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục sau giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn. Lấy thực trạng tại Việt Nam để chứng minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w