Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn dưới mức khả năng do tác động của sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn. Lấy thực trạng tại Việt Nam để chứng minh (Trang 43 - 44)

I. Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hút vốn ngày càng nhiều.

3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn

3.2.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn dưới mức khả năng do tác động của sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả

tác động của sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả

* Nguồn vốn FDI

Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội không tăng do tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 23,4% trong thời kì 1996-2000 xuống còn 16,7% trong thời kì 2001-2007.

Viêc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản còn hạn chế, mặc dù đã có chính sách ưu đãi nhất định, do nhiều nguyên nhân( là lĩnh vực có nhiều rủi ro vì thiên tai, phương thức hợp tác với người nông dân chưa hợp lí, quy hoạch vùng nguyên liệu chưa hợp lí và đầy đủ).

Môi trường đầu tư chưa thất thuận lợi, kết cấu hạ tầng kinh tế còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông vận tải. Hệ thống chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện và thiếu sự ổn định gây ra tác động tâm lí cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa thực sự hình thành được một "sân chơi" bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong một số lĩnh vực sản xuất còn áp dụng các biên pháp hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (xi măng, sắt thép, điện).

Liên kết giữa khu vực kinh tế nước ngoài với doanh nghiệp trong nước chưa chặt chẽ. Cụ thể như cơ chế cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, làm giảm khả năng tham gia vào chương trình nội địa hoá và xuất khẩu tại chỗ thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Nguồn vốn ODA

Nguồn vốn ODA tuy nhận được nhiều cam kết hỗ trợ song tình trạng giải ngân còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng giải ngân chậm là do: Quy trình và thủ tục trong nước chậm trễ, đi kèm với đó là việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng, cũng như công tác đấu thầu, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn hạn chế và bất cập. Bên cạnh đó, vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Việc giải ngân vốn ODA chậm còn do nhiều nguyên nhân khác: Các điều kiện khá chặt chẽ do các nhà tài trợ đặt ra; đầu tư và các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian... song nguyên nhân chủ quan và nội tại là chủ yếu.

Để tiếp tục thu hút được nhiều nguồn vốn ODA và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn này, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ triệt để những bất cập, hạn chế hiện nay. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, một quy hoạch tổng thể làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn ODA đang được coi là yếu tố quyết định để khắc phục vấn đề chậm giải ngân và sử dụng hiệu quả thấp nguồn vốn ODA như trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn. Lấy thực trạng tại Việt Nam để chứng minh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w