I. Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hút vốn ngày càng nhiều.
2. Khả năng huy động vốn ngày càng gia tăng
2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mạ
Tuy là hình thức vay không ưu đãi, có mức lãi suất cao và nhiều điều kiện nghiêm ngặt nhưng nguồn vốn tín dụng thương mại đã hỗ trợ rất nhiều cho các ngành, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
Một trong những ngành đã có nhiều giao dịch lớn nhất với các ngân hàng quốc tế là ngành hàng không Việt Nam. Trong những năm qua, Tổng công Ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) đã có một số giao dịch quốc tế thông qua các ngân hàng thương maị quốc tế như : giao dịch tài trợ mua 4 máy bay Boeing 777 do Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Eximbank ) bảo lãnh. Đây là giao dịch đầu tiên do ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ bảo lãnh tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số giao dịch khác như việc Tông Công Ty Hàng không Việt Nam giao dịch thuê mua máy bay Airbus A321-231 dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu Anh (ECGD), Pháp (EOFACE) và Đức(HERMES), đây cũng là giao dịch tài trợ đầu tiên có bảo lãnh thống nhất của các cơ quan tín dụng xuất khẩu Châu Âu tại Việt Nam. Các giao dịch này đã giúp làm tăng đáng kể năng lực vận chuyển hàng không của Việt Nam, có rất nhiều những doanh nghiệp trong nước đã thông qua các ngân hàng thương mại quốc tế bảo lãnh để thực hiện các giao dịch thương mại xuẩt nhập khẩu, nhờ vậy hoạt động xuất nhập khẩu đã có nhiều thuận lợi.
Bên cạnh việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng quốc tế cũng giúp ích rất nhiều trong việc triển khai các dự án đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế. Một trong những giao dịch tài trợ dự án quốc tế đầu tiên tại Việt Nam là giao dịch tài trợ dự án xây dựng nhà máy xử lý nước theo hình thức BOT tại Thủ Đức do Ngân hàng phát triển Châu Á, ANZ Bank, Credit Lyonnais, Fortis Bank và Ngân hàng xuẩt nhập khẩu Malaysia (Export – Import Bank of Malaysia) hỗ trợ vốn. Hay như dự án xi măng Phúc Sơn đuợc Ngân hàng thương mại Quốc Tế Trung quốc và một nhóm các ngân hàng thương mại khác tài trợ 53 triệu USD. Trong năm 2005, công ty dầu khí liên doanh giữa Việt Nam và Liên Xô - Viêtsopetro, đã giành được hợp đồng trị giá 245 triệu đôla để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt ở miền nam Việt Nam. Trong dự án này thì có đến 70% Kinh phí là đến từ các khoản tín dụng của các ngân hàng quốc tế và trong nước, phần còn lại do PetroVietnam cung cấp.