PHẦN THỨ NĂM K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 67 - 70)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

PHẦN THỨ NĂM K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua những kết quả điều tra đã trình bàyở trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Long Biên là quận có phong trào chăn nuôi khá phát triển. Tuy vậy, trong chăn nuôi ở đây vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm:

+ Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thì nguyên nhân do chất thải trong chăn nuôi là một trong những nguyên nhân quan trọng chưa được người chăn nuôi chú ý.

+ Tình trạng chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ và xen lẫn với khu dân cư còn rất phổ biến. Chuồng nuôi được xây dựng ngay trong khuôn viênđất ở và xen lẫn với khu dân cư không những ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người xung quanh do nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gia súc nuôi.

+ Việc vệ sinh môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm và thực hiện. Nhận thức về vệ sinh môi trường còn hạn chế, các chất thải trong chăn nuôi như phân, nước thải, chất độn chuồng chưa có quy trình xử lý hiệu quả. Người chăn nuôi chủ yếu sử dụng theo kinh nghiệm nên ô nhiễm môi trường dễ dàng xảy ra với các hộ chăn nuôi và cộng đồng xã hội.

2. Hoạt động giết mổ

+ Trong số 171 hộ tham gia kinh doanh giết mổ thì có 73 điểm giết mổ là nhỏ lẻ, tự phát theo cơ chế thị trường, không chịu sự quản lý của nhà nước và

+ Hầu hết cácđiểm giết mổ có quy mô công suất nhỏ, không đảm bảo quy định chung về thú y. Cácđiểm giết mổ này thườngnam trong khu dân cư, khu công nghiệp và gần trục đườgn giao thông chính, gần chợ, phố xá gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng và môi trường.

+ Do cácđiểm giết mổ tận dụng một phần diện tích nhà ở của mình để làm nơi giết mổ nên không đảm bảo các yêu cầu chung về thiết kế xây dựng theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Hầu hết các điểm giết mổ điều tra đều không được phân thành các khu riêng biệt, không có khu khám thân thịt phủ tạng nên tất cả các công đoạn của quá trình giết mổ đều được tiến hành ngay trên nền, sàn rất mất vệ sinh.

+ Các chất thải ra từ quá trình giết mổ như phân, chất chứa dạ dày, mỡ, lông….và nước thải ra đều không được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường. Thường thì chúngđược đổ ra cống rãnh chung ở quanh nhà cùng với nước sinh hoạt.Tình trạng này sẽ khiến cho nguồn nước khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật trầm trọng và khả năng lây lan bệnh tật cho con người là rất lớn.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và giết mổ là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm và giải quyết đi đôi với phát triển chăn nuôi và mở rộng giết mổ ở Long Biên. Vì vậy rất cần đượccác nhà khoa học, quản lý tập trung giải quyết.

Trong thời gian thực tập có hạn, khả năng còn hạn chế, cho nên đây mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu, còn nhiều thiếu sót. Vì vậy cần được tiếp tục thực hiện ở những khoá sau nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢỎ

1. Phan Trinh Chức (1984), Kiểm soát vệ sinh thú y, NXB Nông nghiệp -

Hà Nội.

2. Cơ sở giết mổ - Yêu cầu vệ sinh, Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452- 1991), Hà Nội.

3. Trương Thị Dung (2000), Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật thú y tại các điểm giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học

nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội.

4. Trương Văn Dung (1995), Thành tựu hoạt động nghiên cứu khoa học

và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thú y phục vụ phòng chống dịch bệnh bảo vệ môi trường chăn nuôi trong thời kỳ đổi mới (1996 – 2000), Hội chăn nuôi Việt Nam (Tr 10 -12).

5. Trần Xuân Đông (2002), Khảo sát thực trạng giết mổ gia súc, một số

chỉ tiêu vi sinh vật thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hạ

Long và 3 thị xã tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp,

ĐHNNI - Hà Nội.

6. Bùi Thị Phương Hoà (2000), Nghiên cứu tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi gà công nghiệp và ứng dụng chế phẩm EM BOKASHI nhằm cải

thiện môi trường và năng suất vật nuôi, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội.

7. Đỗ Ngọc Hoè (1996), Một số chỉ tiêu vệ sinh nguồn nước trong chăn

nuôi ở Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐHNNI - Hà Nội.

8. TS.Lăng Ngọc Huỳnh (2004), Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi,

9. Trần Duy Khanh (2004), Ô nhiễm môi trường chăn nuôi vùng đồng

bằng sông hồng, Tạp chí CIRAD, (Tr 34-38).

10. Trần Duy Khanh (2004), Chăn nuôi vùng đồng bằng sông Hồng cơ hội

và thách thức, Tạp chí chăn nuôi - số 2, 2005, (tr 47-53).

11. Nguyễn Thị Hoa Lý - Hồ Kim Hoa, Tình hình ô nhiễm nước ngầm

trong các trại chăn nuôi khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng

Nai, Tạp chí thú y - số 3 , 2001 (Tr 41-46).

12. Nguyễn Thị Hoa Lý - Hồ Kim Hoa, Hiệu quả một số hoá chất khử trùng dùng trong chăn nuôi, Tạp chí thú y - số 4 , 2002 (Tr 43-49).

13. Nguyến Thị Hoa Lý, Một số vấn đề liên quan đến xử lý chất thải trong chăn nuôi, lò mổ, Tạp chí thú y - số 2 , 2005 (Tr 75-86).

14. Hồ Văn Nam và cộng sự (1997), Bệnh viêm ruột và ỉa chảy ở lợn, Tạp

chí khoa học kỹ thuật thú y - số 1.

15. PGS.TS Lương Đức Phẩm (2002), Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh

thực phẩm, NXB Nông nghiệp.

16. Đào Ngọc Phong (1979), Ô nhiễm môi trường, NXB khoa học và kỹ

thuật (Tr 33-77).

17. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc,

NXB đại học và trung học chuyên nghiệp.

18. Nguyễn Như Thanh, Bùi Quang Anh, Trương Quang (2001), Giáo trình dịch tễ học thú y, NXB Nông nghiệp.

19. Nguyễn Ngọc Tuân (2002), Vệ sinh thịt, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

20. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường (1993), Thường quy kỹ

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)