Vị trí chuồng trại chăn nuô

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 43 - 47)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.3. Vị trí chuồng trại chăn nuô

Một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường là vị trí chuồng nuôi. Qua điều tra chúng tôi thấy: hầu hết các chuồng trại nằm ngay trong khu vực gia đình hay khu dân cư, rất ít chuồng trại xây dựng ngoài khu dân cư. Do đặc điểm Long Biên là quận có mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người thấp nên hầu hết chuồng trại đều được xây dựng trong khu khu dân cư. Kết quả điều tra được trình bày trong bảng 3:

Bảng 3: Vị trí chuồng trại Chuồng nuôi trong khuôn viên đất ở Chuồng nuôi xa khuôn viên đất ở (>500m) STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 2 Gia Thuỵ 12 12 100 0 0 3 Giang Biên 17 16 94.12 1 5.88 4 Long Biên 16 14 87.5 2 12.5 5 Ngọc Thuỵ 15 15 100 0 0 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 7 Phúc Lợi 17 15 88.24 2 11.76 8 Sài Đồng 15 15 100 0 0 9 Thạch Bàn 11 11 100 0 0 10 Thượng Thanh 17 16 94.12 1 5.88 11 Việt Hưng 15 15 100 0 0 Tổng hợp 155 149 96.13 6 3.87

Qua bảng 3 cho thấy đa số các hộ chăn nuôi đều tận dụng diện tích đất đai nên hầu hết chuồng trại chăn nuôi đều xây dựng trong khuôn viên nhà ở (chiếm 96.13 %). Mặt khác, chuồng trại lại không đảm bảo về khoảng cách an toànđối với nhàở, bếp, giếng nước hay các công trình phụ khác. Tệ hơn nữa là chuồng lợn có khi ở cùng một dãy với bếp hoặc rất gần giếng nước, nhà ở. Với tình trạng này, khi mà mật độ đàn gia súc cao sẽ gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của chính gia đình người chăn nuôi và toàn bộ khu dân cư xung quanh. Ngoài việc gây ô nhiễm về không khí, ô nhiễm mặt đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước bề mặt, ô nhiễm về tiếng ồn…. mà còn gây ra dịch bệnh cho gia súc và cả con người.

Chỉ có một số lượng rất ít (6 hộ) có hệ thống chuồng trại ở xa khu dân cư. Thực tế các hộ nàyđều ở các khu ven đê hoặc ở ngoàiđê. Thường các hộ này chăn nuôi theo mô hình VAC. Hệthống chuồng trại đều rất tiên tiến, đồng bộ. Tuy nhiên, chỉ có hệ thống xử lý phân, chất thải là còn nhiều bất cập. Đó là tình trạng thải trực tiếp phân, chất thải, thức ăn dư thừa… xuống ao mà không qua xử lý. Chínhđiều nàyđã làm cho nước ao có màu xanh đen cộng với việc lưu cữu, tồn tại và phát tán mầm bệnh ra môi trường, lây lan cho người và các loại gia súc là tất yếu.

Với tình trạng chuồng trại nằm trong khu dân cư như hiện nay, để hạn chếviệcô nhiễm môi trường ngoài áp dụng các biện pháp sinh học xử lý chất thải chăn nuôi thì chính quyền các cấp cần có quy định để hạn chế số lượng vật nuôi cho từng hộ, từng gia đình. Chuồng trại nằm trong khu dân cư nếu không hạn chế số lượng vật nuôi thì bằng cách nào đi nữa vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ không tránh khỏi và có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn.

Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi có ý nghĩa lớn đối với các hộ chăn nuôi trong việc tăng trọng của gia súc để đạthiệu quả cao trong chăn nuôi.

Tiến hành điều tra việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 4:

Bảng 4: Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

Thức ăn tận dụng Thức ăn pha trộn đậm đặc Thức ăn công nghiệp STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 0 0 2 Gia Thuỵ 12 12 100 0 0 0 0 3 Giang Biên 17 16 94.12 0 0 1 6.25 4 Long Biên 16 13 81.25 1 6.25 2 15.38 5 Ngọc Thuỵ 15 13 86.67 2 13.33 0 0 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 0 0 7 Phúc Lợi 17 14 82.35 1 5.88 2 14.29 8 Sài Đồng 15 15 100 0 0 0 0 9 Thạch Bàn 11 10 90.91 1 9.09 0 0 10 Thượng Thanh 17 16 94.12 0 0 1 6.25 11 Việt Hưng 15 15 100 0 0 0 0 Tổng hợp 155 144 92.90 5 3.23 6 4.17

Việc sử dụng loại thức ăn này hay thức ăn khác đều có thể gây tác động nhiều hay ít đến môi trường do mùi của phân, nước tiểu mà gia súc thải ra.

Từ bảng 4 cho thấy một điều rất đặc biệt trong chăn nuôi lợn ở Long Biên đó là việc tận dụng thức ăn để nuôi lợn. Gần như toàn bộ số hộ điều

tra (chiếm tỷ lệ tới 92.90 %) đều đi lấy nước gạo, các loại thức ăn thừa từ khu dân cư, các nhà hàng hay khách sạn về nấu lên cho lợn ăn, không cho ăn thức ăn đậm đặc hay hỗn hợp, lượng rau xanh cũng rất ít. Còn đối với các hộ chăn nuôi bò thì cũng tận dụng toàn bộ thân cây ngô, cỏ, cám gạo… để làm thức ăn cho bò mà ít khi bổ sung một loại thức ăn nào khác. Hầu như rất ít các hộ sử dụng cám công nghiệp (4.17 %). Mặc dù có một số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, nhưng do giá thành thức ăn công nghiệp hay thức ăn đậm đặc cao hơn rất nhiều so với việc tận dụng nguồn thức ăn tự kiếm nên gần như toàn bộ các hộ ở đây đều chọn thức ăn tận dụng là chính.

Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi liên quan rất lớn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thức ăn tậndụng do chấtlượng dinh dưỡng kém, không cân bằng hàm lượng các chất trong khẩu phần, con vật phải sử dụng lượng thức ăn lớn (4 - 4,5 kg thức ăn/kg tăng trọng), dẫn tới chất thải trong chăn nuôi nhiều (3 - 3,5 kg phân/lợn/ngày). thức ăn công nghiệp do chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao, chi phí thức ăn thấp (2,2 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng) nên lượng chất thải cũng ít hơn so với sử dụng thức ăn tận dụng. Việc sử dụng thức ăn tận dụng, thức ăn đậm đặc trộn với cám, ngô có sẵn tại gia đình ngoài việc làm tăng chi phí trong chăn nuôi còn góp phần làm tăn lượng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Qua quan sát chúng tôi thấy rằng loại thức ăn mà các hộ đi lấy về có hàm lượng protein cao, tuy nhiên do hỗn hợp này để lâu lên men, mùi rất chua, thậm chí có loại còn có mùi thối nhưng các hộ vẫn sử dụng bình thường. Chính lượng protein (có khi bị biến tính thiu, thối) này gia súc không tiêu hoá hết xuống tới ruột già bị các vi sinh vật gây thối phân giải làm cho phân mà gia súc thải ra có mùi hôi thối, khó chịu không những chỉ ở khu chuồng nuôi mà còn bay rất xa ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường trầm trọng mỗi khi chủ hộ chăn nuôi chưa kịp dọn chuồng.

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)