Nước sử dụng trong chăn nuô

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 47 - 49)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.5. Nước sử dụng trong chăn nuô

Nước là thành phần khômg thể thiếu đối với sự sống, đặc biệt là đối với sự sống của con người. Chúng ta không chỉ sử dụng nước cho những nhu cầu bình thường như ăn, uống, sinh hoạt mà còn sử dụng trong sản xuất. Trong chăn nuôi thì nước có vai trò rất quan trọng.

Nước trong chăn nuôi được dùng vào các mục đích : cho gia súc uống, tắm cho gia súc và dùng để vệ sinh chuồng trại.

Nước sử dụng trong chăn nuôi chúng tôi chia ra làm 2 nội dung nhỏ là: - Có cho con vật uống nước hay không?

- Có thường xuyên rửa chuồng hay không?

Trong thực tế điều tra chúng tôi thấy rằng đa số các hộ chăn nuôi theo hình thức tận dụng, cho lợn ăn theo tập quán, nấu cám hoà loãng cho ăn nên không cho lợn uống nước riêng. Lợn phải uống nước đọng lại trong mángăn hay trên nền chuồng, có khi cả nước tiểu.

Kết quả điều tra cóở bảng5 và 6:

Bảng 5 : Phương pháp cho lợn uống nước

Không thường xuyên cho lợn

uống nước

Cho uống nước bằng vòi tự động STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 10 100 0 0 2 Gia Thụy 12 10 83.33 2 16.67 3 Giang Biên 17 15 88.24 2 11.76 4 Long Biên 16 12 75 4 25 5 Ngọc Thuỵ 15 13 86.67 2 13.33 6 Phúc Đồng 10 10 100 0 0 7 Phúc Lợi 17 14 82.35 3 17.65

8 Sài Đồng 15 13 86.67 2 13.33

9 Thạch Bàn 11 8 72.73 3 27.27

10 Thượng Thanh 17 12 70.59 5 29.41

11 Việt Hưng 15 15 100 0 0

Tổng hợp 155 132 85.16 23 14.84

Bảng 6: Vệ sinh chuồng trại

Không thường xuyên rửa chuồng Thường xuyên rửa chuồng (hàng ngày) STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 0 0 10 100 2 Gia Thụy 12 2 16.67 10 83.33 3 Giang Biên 17 5 29.41 12 70.59 4 Long Biên 16 4 25 12 75 5 Ngọc Thuỵ 15 1 6.67 14 93.33 6 Phúc Đồng 10 0 0 10 100 7 Phúc Lợi 17 3 17.65 14 82.35 8 Sài Đồng 15 3 20 12 80 9 Thạch Bàn 11 1 9.09 10 90.91 10 Thượng Thanh 17 3 17.65 14 82.35 11 Việt Hưng 15 2 13.33 13 86.67 Tổng hợp 155 24 15.48 131 84.52

Qua bảng 5 cho thấy số hộ không thường xuyên cho lợn uống nước chiếm tỷ lệ rất cao, lên tới 85,16 %. Những hộ này chủ yếu nấu cám lên rồi hoà loãng cho lợn ăn, nuôi theo kiểu tận dụng. Khi lợn có nhu cầu uống nước (đặc biệt về mùa hè) thì phải uống nước tiểu hay nước rửa chuồng đọng lại trên nền chuồng. Số hộ có đặt hệ thống vòi uống riêng không nhiều, chỉ có 14,84 %. Đây là những hộ nuôi theo mô hình trang trại hoặc gia trại.

Theo bảng 6 thì đa số các hộ thường xuyên vệ sinh, cọ rửa chuồng trại hàng ngày, chiếm tỷ lệ cao 84,52 %. Còn lại 15,48 % các hộ còn lại là không thường xuyên, thường thì 2-3 ngày mới rửa chuồng một lần, thậm chí có hộ đến khi chuồng bẩn mới cọ chuồng.

Các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại hay gia trại thường sử dụng lượng nước rất lớn để vệ sinh chuồng trại và tắm rửa cho gia súc. Sử dụng lượng nước lớn như vậy sẽ làm cho chuồng trại và gia súc sạch sẽ nhưng khả năng gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh là rất cao vì nước thải được thải trực tiếp ra cống, rãnh (mặc dù có bể biogas nhưng không thể chứa hết được) hoặc thải trực tiếp xuống ao cá ngay cạnh đó (các trang trại). Mặt khác, việc cho lợn uống nước hàng ngày bằng vòi uống tự động tuy đáp ứng đủ nhu cầu về nước uống cho con vật nhưng sẽ khiến cho nền chuồng luôn luôn ẩm ướt. Đây sẽ là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật.

Các hộ không thường xuyên cho lợn uống nước và ít rửa chuồng thì lượng nước thải ra ít hơn song điều đó không có nghĩa là không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài các chất thải của vật nuôi, thức ăn dư thừa khi vệ sinh máng ăn cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý.

Nước sử dụng trong chăn nuôi có liên quan rất chặt chẽ đến mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ngoài lượng nước tiểu do con vật thải ra thì nước rửa chuồng, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm cho gia súc….cũng mang mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho con người vàđộng vật. Vì thế lượng nước thải trong chăn nuôi không được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho nước mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt và mặt đất.

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)